Phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 83 - 86)

IV. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRONG MÔN KHOA HỌC 1 Chủ đề "Con người và sức khoẻ"

1.3. Phương pháp dạy học

Chủ đề " Con người và sức khoẻ" tích hợp kiến thức về cơ thể người, về sức khoẻ và kỹ năng sống. Vì vậy, khi dạy học chủ đề này GV có thể sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học như: quan sát, thực hành, hỏi đáp, giải thích, thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi. Các phương pháp dạy học này cần được vận dụng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài cụ thể.

Ví dụ: Khi dạy bài: "Trao đổi chất ở người"( Bài 3, Khoa học 4) GV có thể tiến hành như sau:

-Cho HS quan sát hình 1,2,3,4 SGK và dựa vào kiến thức lớp 3 nhắc lại tên của các hệ cơ quan: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết nước tiểu và chức năng của chúng.

Trong số các cơ quan trên, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?

-GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung phiếu học tập như sau:

1. Em hãy hoàn thành bảng sau:

Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất

Lấy vào Thải ra

2. Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.

3. Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì trong quá trình trao đổi chất?

- Các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành bài tập. -Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc -Trên cơ sở ý kiến của HS, GV rút ra kết luận:

Các cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất là: cơ quan hô hấp, tiêu hoá, bài tiết nước tiểu. Các biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất là: trao đổi khí, trao đổi thức ăn, bài tiết.

- GV giải thích vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được qua cơ quan tiêu hoá) và ôxi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể, đồng thời đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến cơ quan bài tiết và đem khí các-bô-nic đến phổi để thải chúng ra ngoài.

-Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất GV có thể cho HS chơi trò chơi" Ai nhanh, ai đúng?" GV phát cho mỗi nhóm sơ đồ như hình 5 SGK. Các nhóm tiến hành thảo luận về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Cách chơi: khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận, các nhóm thi nhau điền các từ đúng vào sơ đồ. Nhóm nào nhanh, đúng và đẹp là thắng cuộc.

-Đại diện các nhóm lên trình bày mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.

- Đối với một số bài có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống: GV có thể sử dụng đóng vai để HS có thể được thực hành, rèn luyện các kỹ năng sống.

Ví dụ: khi dạy bài 10.Thực hành: Nói "Không!" đối với các chất gây nghiện

(Khoa học 5)

GV có thể tổ chức cho các em đóng vai các tình huống để thực hành các kỹ năng: kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè, người xấu trước các chất gây nghiện.

Có thể tiến hành theo các bước:

GV yêu cầu HS quan sát h. 1,2,3 SGK nêu nội dung của các bức tranh.

GV: Các chất gây nghiện đều có tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người nhưng trong thực tế có nhiều người vẫn bị người khác rủ rê lôi kéo dùng thử và bị nghiện.

Giả sử khi bị ai đó rủ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng mà tuý chúng ta sẽ làm gì?

( Một số học sinh đưa ra ý kiến của mình)

GV: Khi bị ai đó rủ rê sử dụng chất gây nghiện chúng ta cần phải cương quyết từ chối.

-Trước hết cần nói rõ là mình không muốn làm việc đó.

-Nếu người kia vẫn rủ rê, các em hãy giải thích các lý do khiến chúng ta quyết định như vậy.

-Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Đóng vai các tình huống

Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm tối da 6 HS), phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm (Mỗi nhóm 1 tình huống). Ví dụ:

Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Cạnh nhà Nam có một anh thanh niên tên Hùng. Anh Hùng nghiện thuốc lá. Một hôm anh rủ Nam hút thuốc lá với mình. Nếu là Nam bạn sẽ ứng xử như thế nào?

* Nhóm 2, 3: Tình huống 2: Huy được đi dự đám cưới của anh họ. Trong bữa tiệc có một số anh lớn hơn ép Huy uống rượu. Nếu bạn là Huy bạn sẽ ứng xử như thế nào?

( Đồ dùng cần thiết để thực hiện: Bàn, ghế, trên bàn có bày một số bát đĩa, cốc, vài chai bia, rượu. 3 thanh niên đang ngồi , Huy được xếp vào bàn này.

* Nhóm 4,5: tình huống 3: Một lần đi học về qua một khu vực vắng vẻ, Sơn gặp 2 thanh niên đang tiêm chích ma tuý. Họ dụ dỗ và ép Sơn dùng thử. Nếu là Sơn bạn sẽ ứng xử như thế nào?

Các nhóm đọc kỹ tình huống, phân công vai, thảo luận về cách thể hiện.

Bước 3: Làm việc cả lớp

Từng nhóm lên đóng vai các tình huống được giao

Cả lớp nhận xét, chỉ ra được nhóm thể hiện các vai tốt nhất GV biểu dương các nhóm.

GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

-Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?

Không, trên thực tế nhiều người biết rất rõ tác hại của các chất này nhưng khi bị người khác rủ rê, lôi kéo và vì tò mò và không kiên quyết từ chối nên vẫn bị nghiện.

Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu bị người khác doạ dẫm, ép buộc sử dụng các chất gây nghiện?

Kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ trước tác hại của các chất gây nghiện. Bản thân chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói "Không!" đối với những chất gây nghiện.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 83 - 86)