NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 1 Khái quát nội dung chương trình:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 65 - 67)

1. Khái quát nội dung chương trình: a. Chương trình địa lý 4:

-Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du: + Dãy Hoàng Liên Sơn

+ Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn + Trung du Bắc Bộ

+ Tây nguyên

+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên

+ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên +Thành phố Đà lạt

+ Ôn tập.

- Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng:

+ Đồng bằng Bắc Bộ

+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

+ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ + Thủ đô Hà Nội

+ Thành phố Hải Phòng +Đồng bằng Nam Bộ

+ Người dân ở đồng bằng Nam Bộ

+ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ + Thành phố Hồ Chí Minh

+ Thành phố Cần Thơ + Ôn tập

+ Dải đồng bằng duyên hải miền Trung + Thành phố Huế

+ Thành phố Đà Nẵng.

- Vùng biển Việt nam:

+ Biển, đảo và các quần đảo

+ Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam + Ôn tập.

b. Chương trình Địa lý 5:

-Địa lý Việt Nam:

+ Địa hình và khoáng sản +Khí hậu + Sông ngòi + Vùng biển nước ta + Đất và rừng + Ôn tập + Dân số nước ta

+ Các dân tộc, sự phân bố dân cư + Nông nghiệp

+ Lâm nghiệp và thuỷ sản + Công nghiệp

+ Giao thông vận tải + Thương mại và du lịch. + Ôn tập.

-Địa lý thế giới:

+ Châu Á

+ Các nước láng giềng Việt nam +Châu Âu

+ Một số nước ở Châu Âu + Ôn tập

+ Châu Phi + Châu Mỹ

+ Châu Đại dương và châu Nam Cực +Các đại dương trên thế giới

+ Ôn tập cuối năm.

2. Đặc điểm chương trình:

Các kiến thức địa lý được lựa chọn và sắp xếp theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ gần đến xa.

-Chương trình địa lý lớp 4 chủ yếu nhằm cung cấp biểu tượng địa lý và bước đầu hình thành một số khái niệm và mối quan hệ địa lý đơn giản. Những kiến thức được đưa vào nội dung về các miền lãnh thổ khác nhau của Việt Nam dựa theo đặc trưng nổi bật của vùng đó. Mỗi miền chọn "trường hợp mẫu" nhằm tập trung vào một số biểu tượng tiêu biểu của địa lý đất nước. Cụ thể: ở miền núi và trung du chỉ tập trung dạy cho học sinh về dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên và trung du Bắc Bộ; ở miền đồng bằng dạy đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; ở miền duyên hải chỉ dạy đồng bằng duyên hải miền Trung. Việc chọn trường hợp mẫu nhằm tránh được sự quá tải về kiến thức và tránh được sự trùng lặp kiến thức, đồng thời giúp GV có nhiều thời gian hơn để tổ chức cho học sinh hoạt động, qua đó học sinh biết cách tìm hiểu về một hiện tượng, sự vật điạ lý cụ thể và làm quen với các phương pháp học tập địa lý.

Trong mỗi trường hợp mẫu, chương trình còn lưu ý đến mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên với nhau và giữa những yếu tố tự nhiên với hoạt động của con người. Điều đó giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lý hơn và giúp các em dễ dàng hơn trong việc giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh.

Trên cơ sở vận dụng những khái niệm, mối quan hệ đơn giản của chương trình lớp 4, chương trình địa lý lớp 5 trình bày kiến thức địa lý tương đối hệ thống theo trật tự từ đặc điểm tự nhiên dân cư, tới đặc điểm kinh tế Việt Nam, sơ lược địa lý các châu lục, các quốc gia tiêu biểu của các châu lục đó, các đại dương. Chương trình cũng mở rộng và cung cấp thêm cho học sinh một số khái niệm địa lý khác, ví dụ: khí hậu lục địa, xavan, hoang mạc, rừng taiga... Kiến thức địa lý ở lớp 5 so với các lớp dưới phức tạp hơn, khó hơn, yêu cầu học sinh phải có khả năng nhận thức cao hơn, tư duy trừu tượng cao hơn.

Do nội dung phân môn địa lý tương đối nhiều nên trong chương trình dạy học giáo viên chú ý đến các kiến thức trọng tâm của bài, hạn chế đưa thêm kiến thức gây nên sự quá tải đối với học sinh.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w