NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 1 Khái quát nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 58 - 61)

1. Khái quát nội dung chương trình a. Chương trình Lịch sử lớp 4:

- Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN): Nước Văn Lang; nước Âu lạc.

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ 179 TCN đến năm 938):

+ Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc + Khởi nghĩa Hai bà Trưng (Năm 40)

+ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo + Ôn tập.

- Buổi đầu độc lập:

+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981).

- Nước Đại Việt thời Lý(1009-1226):

+ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long + Chùa thời Lý

+ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077).

- Nước Đại Việt thời Trần (1226-1400):

+ Nhà Trần thành lập + Nhà Trần và việc đắp đê

+ Nước ta cuối thời Trần.

- Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê ( Thế kỷ XV)

+ Chiến thắng Chi lăng

+ Nhà Hậu Lê và việc tổ chức, quản lý đất nước + Trường học thời Hậu Lê

+Văn học, khoa học thời Hậu Lê + Ôn tập.

- Nước Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII:

+Trịnh- Nguyễn phân tranh

+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong + Thành thị thế kỷ XVI- XVII

+ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long + Quang Trung đại phá quân Thanh

+ Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.

- Buổi đầu thời Nguyễn:

+Nhà Nguyễn thành lập + Kinh thành Huế + Tổng kết.

b. Chương trình Lịch sử 5:

- Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (858-1945):

+ Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định

+ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước + Cuộc phản công ở kinh thành Huế

+ Xã hội Việt Nam cuối TK XIX- đầu thế kỷ XX + Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

+ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời + Xô viết Nghệ Tĩnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách mạng mùa thu

+ Bác Hồ đọc "Tuyên ngôn độc lập".

+ Ôn tập:Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (858-1945) - Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954):

+Vượt qua tình thế hiểm nghèo

"...Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước..." +Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp

+ Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950

+ Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới + Chiến thắng Điện Biên Phủ.

+ Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975):

+Đất nước bị chia cắt + Bến Tre đồng khởi

+ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta + Đường Trường Sơn

+ Sấm sét đêm giao thừa

+ Chiến thắng "Điện biên Phủ trên không" + Lễ ký hiệp định Pa- ri

+ Tiến vào dinh Độc lập.

-Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ( 1975 đến nay): + Hoàn thành thống nhất đất nước

+ Xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.

+Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay

2. Đặc điểm chương trình.

- Phân môn Lịch sử bắt đầu được dạy từ lớp 4 bao gồm những kiến thức về Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay. Tuy nhiên, các kiến thức Lịch sử không trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, mà mỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của một một giai đoạn nhất định. Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho môn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử không thể hình thành và phát triển một cách cô lập mà trong một bối cảnh cụ thể và liên quan tới rất nhiều sự kiện, hiện tượng và các nhân vật lịch sử trong bối cảnh đó. Do đó, trước khi dạy học một nội dung một bài học cụ thể, học sinh cần biết sơ lược về bối cảnh lịch sử mà trong đó sự kiện, hiện tượng, nhân vật diễn ra hay hoạt động.

Ví dụ: Khi dạy bài" Chiến thắng Chi Lăng"( Lịch sử 4) để giúp HS có biểu tượng đầy đủ hơn về chiến thắng Chi Lăng và ý nghĩa lịch sử của nó giáo viên phải giới thiệu sơ lược về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê lợi lãnh đạo qua phần mở bài.Trên cơ sở bài cũ HS đã trả lời, GV giới thiệu bài mới:" Năm 1400 Hồ Quí Ly phế truất vua Trần, lập nên triều Hồ. Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ chống đỡ không được, đất nước ta lại rơi vào tay giặc Minh xâm lược. Dưới ách thống trị của nhà Minh,nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổi lên, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Nghĩa quân Lam sơn đã trải qua bao khó khăn gian khổ, bao nếm mật nằm gai, và đã giành nhiều chiến công vang dội. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại chiến thắng Chi Lăng, một chiến thắng lẫy lừng xưa của nghĩa quân Lam Sơn, dẫn đến sự ra đời của nhà Lê năm 1428".

- Các dạng kiến thức cơ bản:

+ Kiến thức về các sự kiện lịch sử tiêu biểu + Kiến thức về các nhân vật lịch sử tiêu biểu

+ Kiến thức về các thành tựu mọi mặt trong đời sống lịch sử của dân tộc. + Loại kiến thức về giai đoạn, thời kỳ, quá trình lịch sử dân tộc.

Thông thường các kiến thức này được đan xen trong các bài dạy cụ thể. Trong các loại kiến thức trên thì loại kiến thức về sự kiện lịch sử tiêu biểu là kiến thức trọng tâm nhất( trong đó đã bao gồm sự tham gia của nhân vật và kết quả đạt được trong một mặt cụ thể, tại một thời điểm cụ thể của lịch sử). Căn cứ vào từng dạng bài cụ thể mà giáo viên vận dụng phương pháp dạy học cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 58 - 61)