Hoạt động dạy-học

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 46 - 47)

Mở bài: GV nêu các câu hỏi cho HS để dẫn dắt vào bài:

-Cơ quan nào có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài? -Cơ quan nào có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể?

-Ai có thể cho cả lớp biết: cơ quan nào tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài? GV: cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài là cơ quan bài tiết nước tiểu. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có những bộ phận nào và chức năng của chúng ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay (giới thiệu tên bài học và ghi bảng)

Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Bước 2: Làm việc cả lớp

GV treo sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng, yêu cầu một số HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của nó.

Một số HS nhận xét

GV kết luận (kết hợp chỉ trên sơ đồ): Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm

Phiếu học tập

Quan sát hình 2 trang 23 SGK đọc các câu hỏi và câu trả lời của các bạn trong hình rồi hoàn thành các bài tập sau:

1. Thận có chức năng gì?

2. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?

3. Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào? 4. Mỗi ngày cơ thể chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?

Bước 2: Làm việc cả lớp

Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

-Nước tiểu có mùi gì, màu gì? Giải thích cho HS một số chất có chứa trong nước tiểu.

GV yêu cầu một số HS nêu lại chức năng của các bộ phận của cơ cơ quan bài tiết nước tiểu và kết luận: Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó được thải ra ngoài qua ống đái.

Hoạt động 3: Trò chơi "Ai nhanh hơn?"

GV treo 2 sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu lên bảng (sơ đồ không có chú thích), chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi người của 2 đội các mảnh bìa có ghi tên bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Cách chơi: Khi GV hô "Bắt đầu!" từng thành viên của 2 đội lần lượt lên gắn mảnh bìa có ghi tên bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu tương ứng trên sơ đồ. Hết thời gian chơi đội nào gắn nhanh, gắn đúng thì đội đó thắng cuộc.

Cả lớp nhận xét kết quả chơi của 2 đội, GV biểu dương đội có kết quả chơi tốt.

THỰC HÀNH:

Soạn giáo án và tập dạy các bài về con người và sức khoẻ ở cả ba lớp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 46 - 47)