Ví dụ 2: Điền vào chỗ ...những từ mà em cho là thích hợp:
Đồng bằng Bắc bộ có dạng hình....,với đỉnh ở ..., cạnh đáy là ....Đây là đồng bằng châu thổ lớn ...của nước ta, do sông...và sông...bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt ...., nhiều...., ven sông có ....để ngăn lũ.
IV. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN VỀ TN-XH XH
1. Đối với môn TN-XH 1,2,3
Việc đánh giá kết quả học tập môn TN-XH cần quan tâm đến các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học. GV cần chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể mà không cho điểm. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập.
Về hình thức, có thể sử dụng vấn đáp, trắc nghiệm, bằng cách quan sát nhận xét thái độ học tập của HS trong tiết học.
2. Đối với môn Khoa học.
Việc đánh giá kết quả học tập của HS cần quan tâm đến các mặt : kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học.
- Phối hợp các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết
- Sử dụng các loại câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá.
3. Đối với môn Lịch sử và Địa lý
Theo tinh thần đổi mới PPDH, việc kiểm tra, đánh giá trong môn LS và ĐL cần dựa trên các định hướng sau:
- Nên kiểm tra sự hiểu bài và khả năng vận dụng của HS, không nên yêu cầu HS học thuộc lòng.
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, chú trọng hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm để kiểm tra được toàn diện, khách quan.
- Điểm tổng kết cuối học kỳ hoặc cả năm của HS thực hiện bằng cách lấy điểm số trung bình của 2 điểm Lịch sử và Địa lý, có kèm theo lời nhận xét.
THỰC HÀNH:
Thiết kế bài kiểm tra đánh giá các môn: TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lý bằng trắc nghiệm khách quan
PHẦN II
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHƯƠNG 1: MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (LỚP 1,2,3) CHƯƠNG 1: MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (LỚP 1,2,3)