Các phương pháp dạy học cụ thể.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 68 - 69)

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1 Định hướng chung

2. Các phương pháp dạy học cụ thể.

2.1. Phương pháp hình thành biểu tượng, khái niệm địa lý.a. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý. a. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý.

-Biểu tượng địa lý là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lý mà học sinh có được trong các giờ học địa lý hoặc tự quan sát ngoài thực tế. ở tiểu học do tư duy trực quan cụ thể của trẻ còn chiếm ưu thế nên việc hình thành các biểu tượng địa lý làm cơ sở cho việc lĩnh hội các khác niệm địa lý là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua những biểu tượng cụ thể, sinh động mà học sinh nhận thức được kiến thức địa lý một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và vững chắc hơn.

- PP hình thành biểu tượng địa lý tốt nhất đối với học sinh tiểu học là cho các em quan sát các sự vật hiện tượng. Các bước quan sát:

+ Lựa chọn đối tượng quan sát: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài dạy mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp

+ Xác định mục đích quan sát: Giáo viên cần xác định rõ mục đích quan sát cho học sinh nhằm giúp các em quan sát các đối tượng địa lý một cách có mục đích, kế hoạch, trọng tâm

+ Tổ chức hướng dẫn quan sát: Có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm, cả lớp, hoặc cá nhân. GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh quan sát các đối tượng theo một trình tự nhất định, từ khái quát đến cụ thể.

+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát: GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát. Trên cơ sở kết quả quan sát của học sinh, giáo viên đưa ra kết luận chung.

Ví dụ: Để hình thành cho học sinh biểu tượng về vị trí, giới hạn của châu Á (Bài 17 Châu Á, Địa lý 5) , GV có thể tiến hành như sau:

GV sử dụng bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) và đặt câu hỏi cho cả lớp: -Ai có thể cho biết, trên Trái Đất có mấy châu lục, đó là những châu lục nào?

HS trả lời, GV giới thiệu (Kết hợp chỉ bản đồ hoặc quả địa cầu): trên Trái Đất có 6 châu lục: Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực. Châu Á là một trong 6 châu lục đó.

Tiếp theo GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với đối tượng quan sát là lược đồ hình 1 trang 102 SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời hoàn thành bài tập:

+ Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?

+ Dựa vào bảng số liệu trang 103, hãy so sánh diện tích của châu Á với diện tích của các châu lục khác.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên bảng chỉ vị trí của Châu Á trên bản đồ hoặcquả địa cầu, chỉ ra được lãnh thổ của châu Á trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo. Châu Á tiếp giáp với các châu lục: Châu Âu, châu Phi, Châu châu Đại dương; giáp các đại dương: Bắc băng dương, Ấn Độ dương, Thái Bình Dương.

-GV yêu cầu một số HS nhận xét về diện tích của châu Á so với các châu lục khác. Trên cơ sở kết quả làm việc của các nhóm, GV rút ra kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w