III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1 Định hướng chung
b. Phương pháp hình thành khái niệm địa lý:
Khái niệm là sự phản ánh trong ý thức những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các khái niệm địa lý cũng có tính chất không gian mà dấu hiệu độc đáo của chúng là vị trí địa lý. Suy ra, các khái niệm địa lý thường gắn với bản đồ và phải xác định vị trí trên bản đồ.
Các khái niệm địa lý được đưa vào chương trình bao gồm 3 loại khái niệm: Khái niệm địa lý chung, khái niệm địa lý riêng, khái niệm địa lý tập hợp.
+ Khái niệm địa lý chung: là những khái niệm phản ánh thuộc tính, các mối quan hệ biện chứng chung cho một loạt các sự vật như: Sông, núi, đồng bằng, biển, đảo, thành phố, công nghiệp, nông nghiệp.
+ Khái niệm địa lý riêng: là những khái niệm phản ánh những thuộc tính chung bản chất của sự vật hoặc một hiện tượng địa lý riêng biệt, phản ánh tính độc đáo của đối tượng đó (Sông Hồng, Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng,...).
+ Khái niệm địa lý tập hợp: là loại khái niệm có vị trí trung gian giữa khái niệm địa lý chung và khái niệm địa lý riêng.
Ví dụ: Đồng bằng: khái niệm địa lý chung, đồng bằng Sông Cửu long: khái niệm địa lý riêng, đồng bằng ở Việt Nam là khái niệm địa lý tập hợp.
Nói đến khái niệm tập hợp là nói đến những đặc điểm chung của từng khu vực, từng vùng riêng biệt trên trái đất. Khái niệm này được đề cập nhiều trong sách giáo khoa phần địa lý.
Trong quá trình dạy học muốn hình thành khái niệm địa lý cho học sinh, cần lưu ý một số điểm sau:
+ Trong một bài học thường có cả khái niệm chung, khái niệm riêng, khái niệm tập hợp, giáo viên cần biết phân biệt lựa chọn khái niệm nào là chính, khái niệm nào là phụ và bổ trợ.
Ví dụ: trong bài :"Đồng bằng Bắc bộ" (Địa lý 4). Khái niệm chính ở đây là đồng bằng Bắc bộ đồng thời là khái niệm riêng, những khái niệm phụ: đồng bằng, đồng bằng châu thổ (khái niệm chung). Muốn hiểu được khái niệm riêng đồng bằng Bắc Bộ thì trước hết học sinh nêu được các đặc điểm riêng của nó.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức lớp 3 nhắc lại khái niệm đồng bằng, dựa vào SGK trả lời câu hỏi thế nào là đồng bằng châu thổ ?
Giáo viên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và yêu cầu học sinh chỉ lại. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào SGK và lược đồ hình 1, cảnh đồng bằng Bắc bộ ở hình 2 để nêu đặc điểm của đồng bằng Bác Bộ về vị trí, hình dáng, diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm đất đai, địa hình.
+ Hình thành khái niệm là một quá trình nhận thức phức tạp, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh đi theo con đường quy nạp để hình thành khái niệm. Hướng dẫn học sinh quan sát từng sự vật địa lý riêng lẻ để hình thành cho trẻ biểu tượng cụ thể về đối tượng, sau đó khái quát thành khái niệm. Trên cơ sở những biểu tượng, khái niệm đã có ở học sinh, hướng dẫn so sánh, bổ sung thêm những thuộc tính mới để hình thành khái niệm mới. Trong quá trình này cần chú ý khai thác vốn sống của học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh trong lĩnh hội khái niệm.
* Việc hình thành hoàn thiện một khái niệm địa lý có nhiều thuộc tính phức tạp thường không thể tiến hành trọn vẹn ngay trong một tiết học mà được phát triển dần dần trong suốt quá trình học tập. Vì vậy để tránh sự quá tải đồng thời đảm bảo tính kế thừa, phát triển giữa các khái niệm, trong quá trình dạy học giáo viên cần xác định rõ vị trí, giới hạn kiến thức của mỗi bài, mỗi mục trong hệ thống kiến thức chung.
* Các khái niệm địa lý chỉ được hình thành và tồn tại lâu bền trong trí nhớ học sinh nếu chúng được trình bày trong các mối liên hệ địa lý. Giáo viên cần giúp đỡ để học sinh biết cách xác lập các mối liên hệ địa lý, trong đó quan trọng nhất là mối liên hệ nhân quả - mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng địa lý.
2.2. Phương pháp sử dụng bản đồ.
Bản đồ phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lý trên bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không có một phương tiện nào có thể thay thế được. Các nhà khoa học địa lý cho rằng" tất cả các tri thức của địa lý đều được thể hiện trên bản đồ"; " bản đồ là con mắt của nhà địa lý". Do đó, bản đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy học dịa lý, bản đồ là cuốn giáo khoa thứ hai. Sử dụng bản đồ là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lý.
Vì vậy, trong dạy học địa lý, giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi, lĩnh hội kiến thức với việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này, giáo viên không nên sử dụng bản đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng nó như một nguồn tri thức địa lý quan trọng để từ đó học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đồng thời bản đồ phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ bài học mới đến bài ôn tập, kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh, trước hết giáo viên phải biết sử dụng thành thạo bản đồ. Cần sử dụng bản đồ phù hợp với nội dung bài dạy, không dùng một loại bản đồ cho nhiều bài học, chỉ đúng, đọc đúng tên trên bản đồ. Các kiến thức địa lý của bài dạy và tất cả các kiến thức địa lý của bản đồ giáo viên phải năm chắc. Giáo viên sử dụng bản đồ trong quá trình dạy học có thể coi như là thao tác làm mẫu cho học sinh. Để giúp HS có khả năng làm việc độc lập với bản đồ trong quá trình dạy học GV phải chú trọng việc hình thành và phát triển cho HS một số kỹ năng sử dụng bản đồ sau:
Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ là một kỹ năng cơ bản và quan trọng, nó giúp cho việc xác định vị trí địa lý hoặc mô tả một đối tượng địa lý trên bản đồ một cách thuận lợi.
Việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ cần được nâng cao dần qua các lớp. Đối với HS lớp 4 cần xác định bốn hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc trên bản đồ. HS lớp 5 cần phải biết xác định thêm bốn hướng phụ nữa là :Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
Muốn hình thành kỹ năng xác định phương hướng cho HS, trước hết GV phải yêu cầu HS thuộc và nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ. Để việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ cho HS có hiệu quả, GV có thể sử dụng các loại bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như điền vào chỗ trống, lựa chọn đúng, sai...
Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng cho học sinh cần được tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy học địa lý.
* Rèn luyện kỹ năng tìm và chỉ vị trí địa lý của các đối tượng địa lý trên bản đồ.
Vị trí địa lý của một đối tượng nào đó là mối quan hệ không gian của nó với các đối tượng khác có liên quan nằm bên nó, ví dụ như một vùng lãnh thổ, một dãy núi, một con sông...
Khi hình thành kỹ năng tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lý trên bản đồ, giáo viên chỉ cần đưa ra những bài tập yêu cầu học sinh dựa vào bản chú giải và các ký hiệu, chữ viết trên bản đồ để xác định vị trí của đối tượng, như dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam hãy tìm và chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An... Hoặc dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy tìm và chỉ dãy núi Hoàng Liên Sơn, vị trí dòng sông Mê công.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách chỉ vị trí một đối tượng trên bản đồ như thế nào cho đúng. Ví dụ, khi chỉ vị trí của một thành phố học sinh phải chỉ vào ký hiệu thể hiện thành phố chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố. Khi chỉ vị tí của một vùng lãnh thổ thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó, khi chỉ vị trí của một dòng sông học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy.
Một trong những biện pháp giúp học sinh nhanh chóng tìm ra vị trí của các đối tượng địa lý trên bản đồ là giáo viên lưu ý học sinh chú ý tới một số dấu hiệu đặc trưng, dễ nhận biết về hình dạng, kích thước của đối tượng. Ví dụ: Lãnh thổ Việt Nam phần đất liền có hình giống chữ S, đồng bằng sông Hồng có hình giống như một tam giác.
* Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ
Đọc bản đồ là kỹ năng quan trọng nhất của kỹ năng sử dụng bản đồ. Giáo viên cần hình thành, rèn luyện cho học sinh nhận biết, tìm kiếm kiến thức trên bản đồ với các mức độ sau:
- Mức độ 1: Học sinh dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ.
-Mức độ 3: Học sinh vận dụng kiến thức địa lý đã có xác lập các mối quan hệ địa lý để rút ra những điều mà trên bản đồ không thể hiện một cách trực tiếp (tuy nhiên do khả năng tổng hợp, khái quát của học sinh tiểu học còn hạn chế nên không yêu cầu cao ở mức độ này với học sinh).
Ví dụ: Khi dạy bài " Dải đồng bằng duyên hải miền Trung" (Lịch sử và Địa lý 4) giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào màu sắc để tìm vị trí của các đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ, tiếp theo học sinh phải dựa vào bản đồ để nhận biết độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung, so sánh chúng với các đồng bằng khác ở nước ta như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam bộ, cao hơn nưã, học sinh dựa vào bản đồ và kiến thức địa lý đã có để rút ra được ý: vì dãy Trường sơn tiến sát ra biển nên các sông miền Trung đều ngắn, nhỏ, ít phù sa, đó là nguyên nhân làm cho các đồng bằng miền Trung nhỏ, hẹp.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, giáo viên nên kết hợp việc rèn luyện kỹ năng mô tả các đối tượng địa lý dựa vào bản đồ như mô tả một daỹ núi, một dòng sông ...Ví dụ khi mô tả sông Mê Công- Cửu long trên bản đồ học sinh mô tả lần lượt theo các ý: Sông Mê công bắt nguồn từ đâu? Sông dài bao nhiêu km? Chảy qua những nước nào? Về Việt Nam sông được chia làm mấy nhánh? Tại sao ở Việt Nam sông Mê công còn có tên gọi là Cửu Long?
Để rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần soạn thảo hệ thống các bài tập cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, cần tăng cường cho học sinh sử dụng bản đồ câm. Bản đồ câm sử dụng trong thực hành, trong việc củng cố kiến thức, trong kiểm tra, khi tổ chức trò chơi. Ví dụ : khi dạy kiến thức địa lý thế giới, giáo viên có thể dùng bản đồ câm cho học sinh thực hành như tô màu các khu vực, các nước đã học, qua đó các em xác định đúng vị trí của các quốc gia, các châu lục trên thế giới. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ việc sử dụng bản đồ treo tường với bản đồ trong SGK, giữa bản đồ với các đồ dùng dạy học khác để tránh đơn điệu, nhàm chán.
2.3. Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu:
Sử dụng biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh cũng là phương pháp quan trọng trong dạy học địa lý.
* Về sử dụng biểu đồ: Số lượng biểu đồ trong SGK không nhiều và chủ yếu là ở lớp 5 nhưng nó có ý nghĩa lớn lao trong việc rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập địa lý cho học sinh. Vì vậy,trong quá trình dạy học giáo viên cần biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng các biểu đồ như biểu đồ hình cột, biểu đồ thể hiện cơ cấu(hình tròn, hình chữ nhật)
- Sử dụng biểu đồ hình cột: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước:
+ Xác định mục đích việc làm
+ Đọc tên của biểu đồ để biết nội dung của biểu đồ và quan sát toàn bộ biểu đồ
+ Đọc các số liệu của từng cột của biểu đồ và so sánh + Nhận xét về độ cao của các cột
+ Đưa ra kết luận.
Để hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ được thuận lợi giáo viên nên vẽ các biểu đồ lên bảng hoặc giấy khổ to.
* Sử dụng bảng số liệu: Có tác dụng làm sáng tỏ các kiến thức địa lý. Vì vậy, giáo viên không nên bắt buộc học sinh thuộc tất cả các số liệu, mà phải biết phân tích các số liệu, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn về kiến thức.
Để giúp học sinh nhanh chóng biết cách phân tích bảng số liệu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiền hành theo các bước sau:
+ Xác định mục tiêu của việc làm. + Đọc kỹ nhan đề của bảng.
+Đọc đề mục các cột để biết số liệu trong bảng được biểu hiện theo đơn vị nào.
+ Tiến hành phân tích: đọc các số liệu, so sánh, đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang.
2.4 Phương pháp hình thành các mối quan hệ địa lý đơn giản
Một trong những mục tiêu quan trọng của phân môn địa lý là giúp HS biết xác lập, phân tích một số mối quan hệ địa lý đơn giản, nhất là mối quan hệ nhân- quả. Nó giúp HS nắm chắc kiến thức địa lý, phát triển tư duy, trí tuệ và giúp các em giải thích dễ dàng các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
Các mối quan hệ nhân- quả địa lý là những mối quan hệ biểu hiện tương quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lý. ở bậc tiểu học chủ yếu là mối quan hệ đơn giản, trực tiếp giữa các yếu tố và thành phần như: địa hình và sông ngòi; khí hậu và động thực vật, con người và môi trường... Trong mối quan hệ nhân- quả có 2 thành phần: một bên là nhân còn một bên là quả.GV cần giúp HS phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả. Để làm được điều này, GV có thể giúp HS xác lập các mối liên hệ nhân quả dưới dạng sơ đồ. Theo kết quả nghiên cứu về tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh thì tư duy của học sinh tiêủ học còn phổ biến là tư duy cụ thể. Do đó, việc thiết lập mối quan hệ nhân - quả dưới dạng sơ đồ là phù hợp. Việc xác lập các mối liân hệ nhân quả và vẽ sơ đồ cũng nên đi từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: ở những bài học đầu của chương trình lớp 4 Gv chỉ yêu cầu HS vẽ sơ đồ thhẻ hiện mối quan hệ nhân quả đơn giản giữa hai yếu tố( một nguyên nhân và một kết quả) như:
Địa hình dốc nước sông chảy xiết.
Chặt phá rừng bừa bãi Nhiều đất trống đồi trọc
Kỹ năng phát hiện và phân tích các mối quan hệ nhân - quả cần được rèn luyện dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới lên lớp trên.Qua đó, giúp HS lĩnh hội kiến thức, hình thành cho HS nếp tư duy khoa họccho các em.