CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN 1 Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 53 - 55)

1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được sự phong phú, đa dạng của các loại động, thực vật trên Trái đất.

- Biết được đặc điểm cấu tạo ngoài, môi trường sống, ích lợi hoặc tác hại của một số động thực vật tiêu biểu.

- Biết sơ lược về Mặt Trời, Mặt trăng, các vì sao, Trái Đất, một số hiện tượng : ngày, đêm, năm, tháng, bốn mùa, các dấu hiệu cơ bản của thời tiết.

1.2 Kỹ năng: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng như:

-Biết quan sát, mô tả, so sánh để rút ra những đặc điểm chung và riêng của các loại động, thực vật.

-Biết phân tích, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng.

1.3 Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ và thói quen như:

- Ham hiểu biết khoa học.

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây cối, con vật. Có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên xung quanh.

2. Khái quát nội dung chương trình

2.1 Thực vật và động vật:

- Các loại động, thực vật quen thuộc, gần gũi: cây rau, cây hoa, cây gỗ, con cá, con mèo, con gà, con muỗi.

- Sự phong phú, đa dạng của các loại động, thực vật trên Trái đất: ở trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.

- Cấu tạo ngoài, chức phận của các bộ phận của cây xanh: rễ, thân, lá, hoa, quả. - Đặc điểm cấu tạo ngoài, môi trường sống, ích lợi, tác hại của một số loài động vật: cá, chim, thú, côn trùng, giáp xác.

2.2 Mặt trời và Trái đất:

- Các dấu hiệu cơ bản của thời tiết: trời nắng, trời mưa, trời rét, gió. - Mặt Trời, Mặt trăng và các vì sao, tìm phương hướng bằng Mặt Trời.

- Mặt trời và Trái Đất: Hình dạng của Trái đất, Sự chuyển động của Trái đất và các hành tinh khác quanh Mặt trời. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Hệ qủa tự quay quanh Mặt trời và tự quay quanh mình của Trái đất dẫn đến một số hiện tượng tự nhiên: Ngày đêm, năm tháng, bốn mùa. Các đới khí hậu, bề mặt Trái đất.

3. Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp dạy học chủ đạo để dạy học chủ đề này là quan sát kết hợp thảo luận nhóm. Để hình thành cho học sinh biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về các loại động thực vật, giáo viên nên lựa chọn đối tượng quan sát là các loại vật thật, sau đó, dùng tranh ảnh để khái quát lại. Ví dụ: Khi dạy bài: Quả( TN-XH 3), giáo viên nên lựa chọn đối tượng quan sát là các loại quả thật đủ hình dạng, kích thước khác nhau. Sau đó tổ chức cho học sinh quan sát theo từng nhóm về màu sắc, hình dạng, kích thước của

các loại quả, các bộ phận: vỏ, thịt, hạt. Qua đó, học sinh có thể rút ra những đặc điểm chung và riêng của các loại qủa.

Đối với những bài học không thể sử dụng các loại vật thật giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK để tìm những thông tin cần thiết về đặc điểm cấu tạo ngoài của các loại động, thực vật, đặc điểm của Hệ mặt trời, Trái đất và bề mặt của nó.

Đối với các bài về bầu trời và Trái đất, giáo viên nên sử dụng quả địa cầu để học sinh quan sát bề mặt của Trái đất, hình dạng của nó, sử dụng các lược đồ để học sinh có thể nhận biết bề mặt của Trái đất, lục địa, đại dương.

- Sử dụng các phương pháp giảng giải, hỏi đáp và kể chuyện: Các phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi giảng dạy một số kiến thức về vũ trụ, Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng (ví dụ như kể chuyện về những thành tựu chinh phục vũ trụ, chinh phục mặt trăng của con người) và cả những điều trước đây chỉ thấy trong các chuyện kể khoa học viễn tưởng đang trở thành hiện thực.

- Sử dụng phưong pháp thực hành:

+ Thực hành xác định phương hướng bằng Mặt trời

+ Thực hành biểu diễn một cách đơn giản Trái đất quay quanh Mặt trời, Trái đất tự quay quanh mình nó.

+ Thực hành biểu diễn hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất.

Về hình thức tổ chức dạy học:

Có thể sử dụng các hình thức dạy học trên lớp và dạy học ngoài lớp để dạy các bài học trong chủ đề "Tự nhiên".

- Dạy học trên lớp: Có thể sử dụng kết hợp dạy học cá nhân, theo nhóm và đồng loạt cả lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dạy học ngoài lớp- tham quan: Có rất nhiều bài học thuộc phần này có thể dạy học ngoài trời như đa số các bài học về thời tiết, Mặt trời và phương hướng; Một số loài cây sống trên cạn, Thực vật, Đi thăm thiên nhiên.

- Sử dụng các trò chơi học tập, ví dụ: "Dự báo thời tiết", " Tìm phương hướng bằng Mặt trời", " Đố bạn con gì?", " Mặt trời và Trái đất", " Trái đất và Mặt trăng" v.v...

Ví dụ minh hoạ: Bài 48: Quả (TN-XH3).

I. Mục tiêu:

Sau bài học HS biết được :

- Các loại quả có màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau. - Quả có 3 phần : vỏ, thịt, hạt.

- Nhiệm vụ của quả đối với cây, và ích lợi của quả đối với con người.

+ Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, đối chiếu, rút ra những đặc điểm chung và riêng của các loại quả.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 53 - 55)