PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1 Định hướng chung:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 61 - 63)

1. Định hướng chung:

-Đảm bảo tính chân thực, tính chính xác, tính khoa học của lịch sử. Lịch sử là việc đã xảy ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể " phán đoán", suy luận để biết lịch sử. Vì vậy, trong quá trình dạy học cần tái tạo lịch sử , tức là cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Vận dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học trên nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

- Tổ chức cho học sinh thu thập, tìm kiếm, lựa chọn các thông tin lịch sử. Trên cơ sở làm việc với các nguồn tri thức thông qua kênh chữ( SGK, biểu bảng), và kênh hình (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,sơ đồ...) và vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên hướng dẫn các em quan sát, phân tích, so sánh, hệ thống hoá và bước đầu khái quát hoá để tìm ra mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học như cả lớp, cá nhân, theo nhóm, đặc biệt là hoạt động theo nhóm nhỏ để tăng cường sự hoạt động tích cực của học sinh, giúp các em tiếp nhận kiến thức lịch sử một cách chủ động, sáng tạo.

-Cần tận dụng tối đa các điều kiện cụ thể ở địa phương để tổ chức các tiết học ngoài hiện trường, tham quan (Cho học sinh học tập, tham quan tại các khu di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng), giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chính xác và sinh động.

- Tăng cường sử dụng các loại trò chơi khác nhau nhằm gây hứng thú học tập cho HS, làm cho giờ học lịch sử diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng đạt hiệu quả cao.

2. Các phương pháp, hình thức dạy học Lịch sử

2.1. Sử dụng các phương pháp dùng lời: Tường thuật, kể, miêu tả, giải thích, hỏi đáp. đáp.

Yêu cầu:

- GV biết vận dụng kiến thức lịch sử, sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh của mình để kể lại, miêu tả, thuyết trình nhằm khắc hoạ được sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể, chính xác, gây hứng thú học tập cho HS.

- Tạo điều kiện cho HS kể lại, trình bày những hiểu biết lịch sử của mình.

Yêu cầu: GV phải biết kết hợp lời nói sinh động về các sự kiện, nhân vật với sử dụng các loại đồ dùng dạy học trực quan cần thiết (( bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh lịch sử...) để tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về quá khứ, giúp HS hiểu đúng lịch sử.

2.3. Sử dụng trò chơi:

Đối với từng loại bài học giáo viên có thể sử dụng các loại trò chơi khác nhau. Cụ thể:

-Đối với những bài học có nhiều lời thoại hoặc những nội dung có thể xây dựng thành kịch bản giáo viên có thể sử dụng loại trò chơi đóng vai.Ví dụ: khi dạy bài"Thành thị thế kỷ XVI- XVII"(LS 4) phần tìm hiểu về kinh đô Thăng Long GVcó thể tổ chức trò chơi với các vai: nhà buôn người Anh, nhà văn Phạm Đình Hổ. Người phỏng vấn( là GV hoặc HS) lần lượt hỏi các nhân vật trên về cảm nhận của họ về kinh thành Thăng Long. Qua trò chơi, học sinh rút ra nhận xét chung về kinh thành Thăng Long ở thế kỷ XVI-XVII. Hoặc khidạy bài "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên" (LS 4), giáo viên có thể tổ chức cho HS đóng các vai: vua Trần,tướng Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, các bô lão. Cách chơi như sau: 1 học sinh dẫn chuyện đọc từ đầu cho đến"...Châu Á". Học sinh đóng vai vua Trần hỏi Trần Thủ Độ "nên đánh hay nên hoà?" với giọng lo lắng. Học sinh đóng vai Trần Thủ Độ trả lời giọng cương quyết:" Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". Học sinh dẫn truyện đọc lời dẫn tiếp, HS đóng vai vua Trần hỏi các vị bô lão: "nên đánh hay nên hoà?" Những học sinh đóng vai các bô lão đồng thanh trả lời "Đánh!" Học sinh dẫn truyện đọc tiếp, học sinh đóng vai Trần Quốc Tuấn đọc lời Hịch tướng sĩ "Dù trăm thân...xin làm." Học sinh dẫn truyện đọc tiếp lời dẫn, những học sinh đóng vai chiến sĩ hô to:"Sát thát". Như vậy, qua trò chơi đóng vai, học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách hứng thú, tự nhiên và sâu sắc.

- Để củng cố, ôn tập kiến thức cho từng bài học hoặc cho từng giai đoạn lịch sử giáo viên có thể sử dụng trò chơi "ô chữ", trò chơi "Đi tìm sự kiện". các loại trò chơi này được biến tấu từ các trò chơi trong chương trình "Chiếc nón kỳ diệu", "Đường lên đỉnh Olympia". Cách chơi giống như trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu" Ví dụ: Sau khi học xong bài "Tiến vào dinh Độc lập"(LS 5) giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ. Giáo viên chuẩn bị ô chữ" Giải phóng Sài Gòn", kẻ 15 ô lên bảng. Giaó viên nêu vấn đề : ô chữ gồm 15 chữ cái: đây là một chiến thắng vẻ vang mà quân và dân ta đã làm nên, đưa non sông Việt Nam về một mối. Lần quay thứ nhất giáo viên cho tổ một chơi, nếu tổ một không trả lời được nhường quyền cho tổ 2,...Tổ thắng cuộc là tổ giành được số điểm cao nhất.

2.4. Tổ chức các tiết học ngoài lớp- tham quan

- Ở những nơi có điều kiện cần tổ chức các tiết học ở bảo tàng, các di tích lịch sử để học sinh có thể tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, qua đó tạo ra ở họ những biểu tượng cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Như vậy, để sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả, giáo viên cần biết vận dụng kiến thức lịch sử, biết sử dụng ngôn ngữ sinh động, giầu hình ảnh của

mình để trình bày, kể lại, miêu tả lại nhằm khắc hoạ được các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể, chính xác, giúp HS hiểu đúng lịch sử. Ngôn ngữ của giáo viên trong dạy học lịch sử có vai trò rất quan trọng, nó được coi như là phương tiện tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, hứng thú nhận thức của học sinh. Để dạy tốt phân môn Lịch sử, giáo viên cần vận dụng tốt các phương pháp dạy học, rèn luyện phương pháp trình bày, kể chuyện lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, biết khai thác sử dụng tốt các phương tiện trực quan.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 61 - 63)