Bản đồ mật độ dân số Việt Nam
-Tranh, ảnh về một số dân tộc ở Việt Nam
III. Hoạt động dạy học:
*. Mở bài: Việt Nam là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, đó là những dân tộc nào ? Mật độ dân cư, sự phân bố dân cư của Việt Nam ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
1. Các dân tộc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc Việt nam
Bước 1: làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 4, và tranh ảnh trong SGK kể tên các dân tộc ở nước ta ?
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Họ sống chủ yếu ở đâu? - Các dân tộc ít người sống ở đâu?
- Những dân tộc nào tiêu biểu cho vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên ?
- Giáo viên yêu cầu một học sinởptình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV hoàn thiện câu trả lời của HS và chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người.
Kết luận: Việt nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
2. Mật độ dân số nước ta cao
Hoạt động 2:Tìm hiểu về mật độ dân số nước ta
- GV: Thế nào là mật độ dân số ? Cách tính mật độ dân số như thế nào ?
- GV giải thích: Con số chỉ số người trung bình sống trên 1km2 là mật độ dân số. Muốn tính mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó (tính bằng km2) ( GV có thể lấy ví dụ minh hoạ). Mật độ dân số càng cao thì mức độ tập trung dân càng đông và ngược lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với bảng số liệu trong SGK, hướng dẫn học sinh cách đọc bảng số liệu theo thứ tự:
+ Đọc số liệu mất độ dân số nước ta
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới và các nước (trong bảng) ?
Học sinh đưa ra nhận xét: Mật độ dân số nước ta cao hơn mật độ dân số thế giới, Lào, Cămpuchia, cao hơn cả Trung Quốc (nước có số dân lớn nhất thế giới).
Giáo viên: Nước ta có mật độ dân số cao, điều này chứng tỏ nước ta là nước có đất chật, người đông.
3. Phân bố dân cư
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư nước ta
Bước 1: Làm việc theo nhóm:
GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu học tập. Nội dung phiếu:
Em hãy quan sát hình 2 lược đồ mật độ dân số Việt nam và hoàn thành các bài tập sau:
a. Điền dấu nhân (+) vào cho câu có ý đúng: - Dân cư nước ta:
+ Tập trung đông đúc ở đông bằng, miền núi dân cư thưa thớt + Tập trung đông đúc ở miền núi, đồng bằng dân cư thưa thớt + Tập trung đông đúc ở tất cả mọi miền
+ Rất thưa thớt
c. Nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Chỉ trên bản đồ những nơi có mật độ dân cư cao nhất, thấp nhất.
Thảo luận: Sự phân bố dân cư chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi dẫn đến những hậu quả gì ? Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này ?
Kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn.
Củng cố:
Giáo viên treo bảng phụ, gọi học sinh lên bảng điền dấu (X) vào cho câu có ý đúng.
a. Dân tộc có số dân đông nhất là:
+ Người Kinh, học sống chủ yếu ở đồng bằng + Các dân tộc ít người, họ sống chủ yếu ở vùng núi b. Nước ta có mật độ dân số :
+ Cao + Thấp
+ Trung bình
c. Dân cư nước ta phân bố: + Đều giữa các vùng
+ Không đều giữa các vùng
THỰC HÀNH:
1. Soạn giáo án và tập dạy một bài phần địa lý lớp 4 2. Soạn giáo án và tập dạy một bài phần địa lý lớp 5.
Chương III
MÔN KHOA HỌC I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong môn Khoa học, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
-Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản và phát triển của cơ thể người; một số bệnh thông thường và truyền nhiễm, cách phòng tránh.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu hình thành các phương pháp học của các môn học thực nghiệm: quan sát, phán đoán, thí nghiệm và rút ra những kết luận khoa học.
-Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Biết phân tích, so sánh rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Về thái độ: Khơi dậy lòng ham hiểu biết khoa học và vận dụng kiến thức vào đời sống.
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.