SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 38 - 42)

HỌC CÁC MÔN VỀ TN-XH

1. Sử dụng phương pháp quan sát:

Quan sát là phương pháp đánh giá phổ biến, có thể tiến hành trong hoặc ngoài lớp. Phương pháp này phù hợp với HS tiểu học, nhất là các lớp đầu bậc học, thuận lợi cho việc thu thập thông tin để đánh giá về thái độ, mức độ hoạt động của học sinh trong giờ học. Đối với môn TN-XH ở các lớp 1,2,3 việc đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu là nhận xét của GV mà không cho điểm. Vì vậy việc quan sát, nhận xét thái độ học tập của học sinh trong tiết học đóng vai trò quan trọng. Đối với các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, ngoài việc đánh giá kết quả học tập của HS bằng điểm số GV cần đánh giá bằng quan sát, nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh.

2. Sử dụng phương pháp vấn đáp

Phương pháp vấn đáp được sử dụng rộng rãi trong hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra từng phần ở tất cả các môn. Nó được sử dụng trong các bước kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố cuối tiết học hoặc trong các tiết ôn tập. Thông qua

phương pháp này GV có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nắm kiến thức của HS để điều chỉnh việc giảng dạy của mình.

Trong một tiết học GV chỉ có thể kiểm tra một số HS nhất định. Vì vậy để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, GV cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu với HS.

-Sau khi nêu câu hỏi chung cho cả lớp cần để một thời gian nhất định để HS chuẩn bị rồi mới chỉ định HS trả lời.

- Yêu cầu HS trả lời to, rõ ràng cho cả lớp nghe được, đồng thời yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn để nhận xét và bổ sung.

- GV cần có thái độ bình tĩnh lắng nghe câu trả lời của HS, đồng thời uốn nắn cách diễn đạt của HS, gợi ý, khuyến khích khi cần thiết.

-Việc đánh giá kết quả trả lời không chỉ là việc cho điểm mà cần có nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời của HS.

3. Sử dụng câu hỏi tự luận

Phương pháp kiểm tra này có thể thực hiện ở đầu hay cuối tiết học, hoặc thực hiện trọn một tiết sau một phần của chương trình, cuối học kỳ hay cuối năm học.

Phương pháp này có ưu điểm là: có thể kiểm tra cùng một lúc tất cả HS trong lớp, do đó đánh giá được trình độ chung,có thể đánh giá HS ở nhiều mặt hơn kiểm tra vấn đáp. Qua bài làm GV có thể đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kiến thức bằng văn viết của HS.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm như: đề kiểm tra chỉ có thể đề cập một số kiến thức mấu chốt nào đó trong cả chương trình dài, dễ làm cho HS học tủ, học lệch. Đồng thời, khó có điều kiện đánh giá các kỹ năng như quan sát, thí nghiệm, thực hành, sử dụng bản đồ... của HS.

Để sử dụng phương pháp kiểm tra này có kết quả, GV cần lưu ý:

- Nội dung câu hỏi phải vừa sức với HS, số lượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian quy định làm bài, bao quát được những thành phần kiến thức khác nhau của môn học.

- Bài làm cần được chấm kỹ, những sai sót trong bài làm của HS cần được GV chỉ rõ. Khi trả bài GV cần nhận xét về những ưu, khuyết điểm chính, khuyến khích khi HS tiến bộ, nhắc nhở khi HS sa sút.

4. Sử dụng trắc nghiệm khách quana. Khái niệm: a. Khái niệm:

Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu để trả lời hoặc nối, hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ.

Ưu điểm nổi của phương pháp này là: tính khách quan lớn, đề thi bao trùm được những kiến thức mà HS cần tích luỹ, do đó tránh được tình trạng học tủ, học lệch của HS, việc triển khai kiểm tra, thi nhanh, độ chính xác lớn. Phương pháp kiểm tra này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của HS tiểu học, phù hợp với đặc điểm các môn TN-XH.

Chính vì vậy, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung, trong các môn TN-XH nói riêng, trắc nghiệm khách quan được khuyến khích sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Tuy nhiên, trắc nghiệm khách quan vẫn có những nhược điểm nhất định: Nó không cho GV biết được mức độ cảm nhận, thái độ của HS đối với vấn đề kiểm tra, khó đánh giá các kỹ năng của HS, HS dễ thông tin cho nhau về kết quả câu hỏi. Mặt khác, việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan công phu, đôi khi tốn kém.

c. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan và cách sử dụng:

* Câu nhiều lựa chọn:

Câu hỏi loại này gồm hai phần: phần "gốc" và phần "lựa chọn". Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng, phần lựa chọn gồm một số câu trả lời bổ sung để HS lựa chọn, trong đó chỉ có một câu đúng.

Ví dụ 1: Tác phẩm "Hồng Đức quốc âm thi tập" do ai sáng tác? (đánh dấu +vào câu mà em cho là đúng nhất)

a. Nguyễn Trãi b. Lê Thánh Tông c. Ngô Sĩ Liên d. Lương Thế Vinh

(Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê, Lịch sử và Địa lý 4, phần Lịch sử)

Ví dụ 2: Đánh dấu + vào câu mà em cho là đúng nhất: Châu lục có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Châu Âu b. Châu Á c. Châu Mỹ d. Châu Phi

(Bài 17- Châu Á -Lịch sử và Địa lý 5, phần Địa lý)

Ví dụ 3: Đánh dấu + vào câu mà em cho là đúng nhất: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa nam và nữ là:

a. Khuôn mặt b. Cách ăn mặc c. Cách để tóc

d. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục

(Bài 2-3: Nam hay nữ- Khoa học 5)

Loại câu hỏi này có ưu điểm là có thể dùng để đo lường mức độ đạt được ở nhiều loại mục tiêu giáo dục quan trọng: hiểu biết, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra những phán đoán... Nó phát huy được tính tích cực nhận thức của HS, giúp GV có thể phân loại được trình độ nhận thức của HS. Tuy nhiên loại câu này cũng có nhược điểm là khó thiết kế, đòi hỏi ở GV cả thời gian lẫn kinh nghiệm và khả năng nhất định.

Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm loại này cần lưu ý:

- Phần gốc có thể là một câu hỏi hay câu bỏ lửng, phần lựa chọn là đoạn bổ sung để phần gốc trở nên đủ nghĩa.

-Phần lựa chọn nên từ 3-5 câu tuỳ theo trình độ kiến thức và tư duy của HS (đối với HS tiểu học tốt nhất là từ 3-4 câu). Nên có những câu nhiễu để phân biệt HS khá giỏi, trung bình, yếu kém.

- Ở mỗi câu hỏi không nên có 2 câu trả lời đều đúng nhất. Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở bất kỳ các câu hỏi.

-Nên tránh để hai thể phủ định liên tiếp, như hai chữ "không" trong một câu hỏi.

* Câu "đúng- sai":

Loại câu này có thể là những phát biểu được đánh giá là đúng (Đ) hay sai (S)

Ví dụ 1 : Hãy điền Đ hoặc S vào ý mà em cho là phù hợp: HIV có thể lây truyền qua những đường:

- Bắt tay nhau - Đường máu

- Đường tình dục - Nói chuyện với nhau

- Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con -Chơi với nhau

(Bài 16: Phòng tránh HIV/AIDS,Khoa học 5)

Ví dụ 2: Hãy điền Đ hoặc S vào ý mà em cho là phù hợp a. Dân tộc có số dân đông nhất là:

+ Người Tày, Nùng, họ sống chủ yếu ở vùng núi + Người Kinh, họ sống chủ yếu ở đồng bằng

+ Các dân tộc ít người, họ sống chủ yếu ở vùng núi b. Nước ta có mật độ dân số :

+ Cao so với mật dân số thế giới và một số nước ở châu Á + Thấp so với mật dân số thế giới và một số nước ở châu Á c. Dân cư nước ta phân bố:

+ Đều giữa các vùng + Không đều giữa các vùng

(Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư -Lịch sử và Địa lý 5, phần Địa lý)

* Câu ghép đôi: Loại câu này thường gồm hai dãy thông tin: một dãy là những câu

hỏi (hay câu dẫn), một dãy là câu trả lời (câu lựa chọn), HS phải nối câu hỏi với câu trả lời tương ứng.

Ví dụ: Em hãy nối ô chữ cột A với ô chữ cột B sao cho phù hợp: Năm Sự kiện

Khoảng 700 năm TCN Chiến thắng Bạch Đằng Năm 938 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 40 Nước Âu lạc ra đời

Năm 179 TCN Nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời Cuối thế kỉ III TCN Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc (Bài 6, Ôn tập Lịch sử và Địa lý 4, phần Lịch sử) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Câu điền: Là câu mà câu dẫn có để một số chỗ trống, HS phải điền vào chỗ trống những từ thích hợp.

Ví dụ 1: Điền vào chỗ ...những từ mà em cho là thích hợp: -Trái Đất chuyển động quanh ...nên được gọi là....

-Có...không ngừng chuyển động quanh Mặt trời, chúng cùng với Mặt Trời tạo thành...

- Trong hệ Mặt trời, ... là hành tinh có sự sống

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 38 - 42)