HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ CỦA MÔN TN-XH 1 CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 43 - 46)

1. CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

1.1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về:

- Vị trí, chức năng, cấu tạo của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người và cơ sở khoa học của vệ sinh thân thể.

- Một số bệnh tật liên quan đến các cơ quan đó và cách phòng tránh.

b. Kỹ năng:

Biết quan sát, nhận xét, mô tả các cơ quan trong cơ thể người, các loại bệnh tật liên quan đến các cơ quan đó.

- Biết ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh thông thường, biết tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân

c. Thái độ:

Giáo dục giá trị nhân văn cho học sinh thể hiện ở những khía cạnh sau: hình thành cho học sinh nếp sống lành mạnh, khoa học, có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng.

1.2. Nội dung chủ đề:

Lớp 1:

- Các bộ phận bên ngoài của cơ thể, các giác quan (mắt, mũi, lưỡi, tai, da) và vai trò nhận biết thế giới xung quanh của chúng.

-Sơ lược về sự phát triển ở người (sự phát triển về chiều cao, cân nặng, nhận thức). Vệ sinh thân thể, bảo vệ các giác quan, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, có lợi cho sức khoẻ.

Lớp 2:

- Cơ quan vận động: Hệ xương và hệ cơ, phòng chống cong vẹo cột sống, tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển.

- Cơ quan tiêu hoá: nhận biết trên sơ đồ, vai trò của từng bộ phận trong hoạt động tiêu hoá, ăn, uống sạch, phòng nhiễm giun.

Lớp 3:

- Cơ quan hô hấp: nhận biết trên sơ đồ, hoạt động của nó, vệ sinh cơ quan hô hấp, phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp.

- Cơ quan tuần hoàn: nhận biết trên sơ đồ các bộ phận của nó, hoạt động tuần hoàn, vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng bệnh tim mạch.

- Cơ quan bài tiết nước tiểu: cấu tạo, chức phận, hoạt động của nó, vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Hệ thần kinh: Cấu tạo, hoạt động, vệ sinh thần kinh.

1.3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Chương trình dành 38 tiết để dạy những bài có nội dung về con người và sức khoẻ ở cả ba lớp.

3.1 Đối với các bài về cơ thể người:

- GV có thể tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh, mô hình, sơ đồ kết hợp thảo luận nhóm để nhận biết vị trí, hình dạng của từng hệ cơ quan trong cơ thể. Có thể cho HS xác định vị trí của chúng trên cơ thể mình hoặc của bạn. Ví dụ: Khi học bài "Cơ quan

tiêu hoá"( TN-XH 2) sau khi cho HS quan sát sơ đồ các cơ quan tiêu hoá GV có thể cho HS tập xác định vị trí của chúng trên cơ thể mình hoặc của bạn.

- Để tìm hiểu hoạt động của các hệ cơ quan, GV cần tạo điều kiện cho HS thử nghiệm ngay trên cơ thể mình và phân tích các hoạt động đó. Ví dụ: Khi tìm hiểu về hoạt động hô hấp trong bài" Hoạt động thở và cơ quan hô hấp"(TN-XH 3) GV cho HS thực hiện động tác hít vào thật sâu và thở ra hết sức, hướng dẫn các em vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào, thở ra.

3.2. Đối với các bài về sức khoẻ:

Mục tiêu của các bài về sức khoẻ là giúp HS có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn về các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, khi dạy các bài học này GV có thể tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK, liên hệ thực tế, thảo luận theo nhóm và cả lớp để giúp các em biết được nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, từ đó các em có những thái độ và hành vi đúng đắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV có thể tổ chức cho HS thực hành để củng có những kiến thức, kỹ năng về sức khoẻ như thực hành đánh răng, rửa mặt.

GV có thể sử dụng đóng vai để qua đó học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình về các vấn đề sức khoẻ. Ví dụ khi dạy bài "Bệnh lao phổi" (TN-XH 3), GV có thể tổ chức cho HS đóng vai bác sĩ, bệnh nhân để qua đó các em tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại của bệnh lao phổi một cách sinh động, hấp dẫn. Tiếp đó GV có thể cho HS thảo luận cả lớp về các biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi.

Về hình thức tổ chức dạy học: cần sử dụng phối hợp các hình thức dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp. Khai thác, sử dụng các trò chơi khác nhau nhằm gây hứng thú nhận thức cho HS. Một số bài có thể tổ chức cho HS thực hành ở ngoài lớp như thực hành đánh răng, rửa mặt( TN-XH 1).

Tóm lại, để giảng dạy các bài về con người và sức khoẻ GV cần sử dụng linh hoạt

các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, thực hành, đóng vai. Cần tạo điều kiện cho HS được thử nghiệm ngay trên chính cơ thể mình để các em thu được biểu tượng về cơ thể người một cách sinh động, chính xác.

Ví dụ minh hoạ: Bài 10. Hoạt động bài tiết nước tiểu (TN-XH 3)

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có thể:

-Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu được chức năng của chúng. - Giải thích được tại sao hàng ngày mỗi người cần phải uống đủ nước

II. Đồ dùng dạy học

- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to - Các hình 1,2 SGK trang 22, 23

- Phiếu học tập

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội ở tiểu học docx (Trang 43 - 46)