Các giải pháp

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 101)

- Tổng tỷ suất sinh (trung bình của một bà mẹ) 2,1 con/bà mẹ Tỷ kệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 78%

3.3.2.2. Các giải pháp

Để thực hiện được những nhiệm vụ và mục tiêu đã nêu ở trên, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang hội nhập, Hà Tĩnh đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hà Tĩnh phải tiến hành các giải pháp đồng bộ sau đây:

* Có cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích những cơ sở đào tạo dạy nghề, giới thiệu việc làm…;củng cố, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh

- Cơ chế, chính sách

Tỉnh Hà Tĩnh phải có cơ chế để tạo điều kiện khuyến khích những cơ sở đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân; lập phương án khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề căn cứ vào định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Trên cơ sở những kết quả đó, tỉnh Hà Tĩnh phải xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo nghề trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo hướng: từng bước quy mô, hiện đại, đa dạng, chất lượng, định hướng sát nhu cầu phát triển về thị trường lao động trong và ngoài nước.

+ Thực hiện và áp dụng cơ chế chính sách theo hướng thu hút đầu tư tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề phát triển ổn định lâu dài, bền vững có định hướng trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh như: Chính sách ưu tiên ngân sách nhà nước cho dạy nghề, chính sách huy động vốn và tín dụng, chính sách ưu tiên cho thuê đất, miễn thu thuế. Áp dụng bình đẳng các chính sách giữa các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm trong và ngoài công lập. Chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề và tìm kiếm việc làm. Mạnh dạn tạo cơ chế mở trong đào tạo nghề chất lượng cao gắn với tạo và tìm kiếm việc làm, xuất khẩu lao động trong và ngoài nước.

+ Thực hiện chính sách khuyến khích và động viên các nhà quản lý có kinh nghiệm, giáo viên giỏi, thợ lành nghề, các nghệ nhân tham gia hoạt động ở các cơ sở đào tạo nghề. Chính sách hỗ trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh, sinh viên là những đối tượng chính sách, những vùng kinh tế khó khăn, những người nghèo, những vùng tái định cư, bộ đội xuất ngũ…

+ Tổ chức thường xuyên các phong trào thi đua lao động, tay nghề giỏi, giáo viên giỏi. Có chính sách động viên khen thưởng thỏa đáng và tôn vinh kịp thời những người đạt tiêu chuẩn thợ giỏi, giáo viên giỏi các cấp.

- Củng cố, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề

+ Xây dựng, nâng cấp thêm một số trường nghề trọng điểm mới: Trường dạy nghề kỹ thuật Việt Đức lên thành trường cao đẳng nghề; Trung tâm dạy nghề Hà Tĩnh thành trường trung cấp nghề. Các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm cho các đối tượng trong đó có người tàn tật. Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ và Hương Khê thành các trung tâm dạy nghề trọng điểm. Đầu tư xây dựng Trường Kỹ nghệ Hà Tĩnh, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật ở Hà Tĩnh theo đề án đã được phê duyệt. Xúc tiến nhanh việc thành lập đề án xây dựng và thẩm định thành lập trường nghề huyện Kỳ Anh và trường dạy nghề huyện Can Lộc.

96

+ Quy hoạch mạng lưới dạy nghề ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp. Các huyện thị xã đều phải xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện. Khuyến khích và tạo điều kiện để xã hội hóa trong việc thành lập trường, cơ sở đào tạo và dạy nghề ngoài công lập, đặc biệt là ở các địa phương miền núi, vùng kinh tế khó khăn. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đặc biệt là phải bám sát vào chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp hóa của tỉnh. Bám sát vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các vùng kinh tế, nhu cầu nhân lực lao động của các vùng kinh tế mở, khu công nghiệp. Đa dạng các loại hình đào tạo nghề và liên thông ở 3 cấp: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, đào tạo tại chỗ, liên kết đào tạo…

* Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy nghề

Căn cứ vào định hướng dạy nghề của Tỉnh trong điều kiện phát triển nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề…, cần tập trung nâng cấp các trường dạy nghề cấp tỉnh, các trung tâm dạy nghề cấp huyện, xây dựng và phát triển các cơ sở dạy nghề trọng điểm. Tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội hóa trong việc dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đổi mới trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy nghề. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để sử dụng trang thiết bị công nghệ kỹ thuật dạy và thực tập nghề. Đẩy nhanh việc đưa công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và trợ giúp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Có kế hoạch đầu tư ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề phù hợp, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

* Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Căn cứ theo kế hoạch, định hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề, trên cơ sở đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có, phải tiến hành đánh giá, phân loại để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đảm bảo cơ cấu, cán bộ, giáo viên. Tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm. Cập nhật kiến thức kỹ thuật, công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Chọn lọc những giáo

viên có đáp ứng đủ yêu cầu công việc, nếu không đáp ứng được thì sắp xếp tinh giảm biên chế. Mạnh dạn đổi mới lãnh đạo và đội ngũ giáo viên, có cơ chế, chính sách thu hút giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, nghệ nhân, thợ giỏi, cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề. Nâng cao hiệu quả công tác, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm. Thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn tốt làm kiêm nhiệm, đáp ứng dần yêu cầu đào tạo trong bối cảnh cả tỉnh đang chuyển dịch sang công nghiệp dịch vụ.

* Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm

Trong những năm qua, hiệu quả của các cơ sở đào tạo nghề, giới thiệu việc làm là rất cao, bên cạnh đó cũng có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm như lừa đảo, không minh bạch.

- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn chỉ đạo, thanh - kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo nghề để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, giúp các cơ sở dạy nghề từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện tốt chương trình dạy nghề hàng năm. Phòng Nội vụ- Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã bố trí cán bộ theo dõi, quản lý công tác đào tạo nghề và có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và đào tạo nghề trên địa bàn địa phương. Phân cấp quản lý hoạt động dạy nghề theo hướng tăng quyền chủ động, trách nhiệm của địa phương và các cơ sở dạy nghề nhất là các đơn vị cấp huyện và ngoài công lập.

- Nắm chắc tình hình hoạt động đào tạo nghề thông qua việc thực hiện các chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế hoạt động, nội dung chương trình, chất lượng đào tạo. Nhân rộng các điển hình tiên tiến dạy tốt, học tốt để thi đua học tập, phát hiện các quy định chưa hợp lý về đào tạo nghề để đề nghị bổ sung, sửa đổi. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề giữa các trường đào tạo nghề, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh, và các cơ sở đào tạo nghề ngoài tỉnh. Mở rộng khả năng hợp tác quốc tế về đào tạo và dạy nghề. Tăng cường tính định hướng, liên thông giữa các bậc đào tạo nghề. Tranh thủ sự

98

giúp đỡ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Tổng cục dạy nghề, các tổ chức kinh tế, xã hội; tiếp nhận các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.

- Nghiên cứu, điều tra khảo sát nhu cầu lao động của từng ngành nghề, từng địa phương, từng khu vực, gắn đào tạo với thực tiễn, với nhu cầu xã hội, tránh trường hợp đào tạo tràn lan, không thực tế, gây lãng phí.

3.3.3. Nhóm giải pháp tăng cầu lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 101)