quyết việc làm
Không thể phủ nhận vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển kinh tế xã hội. Với mỗi quốc gia không có con đường nào khác để thoát khỏi đói nghèo bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng địa phương, từng quốc gia mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra như thế nào, vào thời điểm nào, hình thức và mức độ ra sao.
Có thể hiểu một cách đơn giản công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đưa những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất,
20
tiêu dùng phát triển, nâng cao đời sống xã hội. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực cũng có nhiều mặt trái nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và đặc biệt là vấn đề việc làm. Khi lao động máy móc thay thế lao động thủ công thì một lượng lớn lao động sẽ mất việc làm hoặc không phù hợp, không đáp ứng được với yêu cầu của công việc mới, tức là đã làm gia tăng tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động, thị trường lao động có phân loại rõ ràng về tính chất lao động, yêu cầu công việc và khả năng đáp ứng. Điều này đặt từng địa phương, từng quốc gia rơi vào tình trạng tưởng chừng như mâu thuẫn khi phải đưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời lại phải khắc phục những mặt trái của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nêu ra sự ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề giải quyết việc làm như sau.