Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 44 - 46)

Đảng và Nhà nước ta đã có bước ngoặt trong nhận thức, quan niệm và chủ trương về tạo việc làm, từ chỗ chỉ thừa nhận việc làm trong thành phần

38

kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể) đến quan niệm được ghi rõ ở Điều 13, Chương II - Bộ luật Lao động: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Điều này còn được thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn công nhân theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn. Và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã thừa nhận: Đảng viên được làm kinh tế tư nhân... Đây được coi là "chốt chặn" cuối cùng đối với việc mở rộng khả năng tạo việc làm cho người lao động.

Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọng nhất là Đảng và Nhà nước phải tạo ra các điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường thông qua những chính sách cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Có thể có rất nhiều chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm, hợp thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh có quan hệ qua lại hướng vào phát triển cả cung và cầu, đồng thời làm cho cung và cầu phù hợp với nhau nhằm hạ đến mức thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 44 - 46)