- Dịch vụ: Thương mại đang trên đà phát triển, du lịch phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.
2.2.3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế Hà Tĩnh phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong tỉnh tạo ra hàng năm tăng liên tục, bình quân mỗi năm tăng 12,4%. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, kinh tế phát triển liên tục trong những năm qua đã tạo điều kiện để giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh.
Những kết quả của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cụ thể sau:
* Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản. Người lao động đã tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo mở việc làm.
* Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành các cấp, sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 7,52% (1996) xuống còn 3,08% (2006) [19]. Và đã nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 75,6% (1997) lên 82,6% (2006).
* Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho người lao động của tỉnh như: Kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Công tác giải quyết việc làm gắn đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt. Mặt khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng lên nhanh chóng năm 2007 đã đạt 34,5%.
* Công tác đào tạo nghề cho người lao động đã được chú trọng làm cho chất lượng nguồn lao động đã dần được nâng cao.
* Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động. Đồng thời các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, đoàn thanh niên… cũng đã phát huy được vai trò tích cực trong việc tạo mở nhiều việc làm cho người lao động thông qua các hoạt động cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ…
Tóm lại, trong 10 năm qua thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước, Hà Tĩnh đã tạo ra được sự
78
chuyển dịch chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm, đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển việc và tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển dịch cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.