Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 113)

- Tổng tỷ suất sinh (trung bình của một bà mẹ) 2,1 con/bà mẹ Tỷ kệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 78%

3.3.5.2. Giải pháp thực hiện

Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia theo tinh thần chỉ thị 41 của Bộ Chính trị, Nghị định 39, Nghị định 81 của Chính phủ, Thông tư 22 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Nghị quyết 02, chỉ thị 44 của Tỉnh ủy, Chỉ thị 18 của Ủy ban nhân dân tỉnh, để đạt được các mục tiêu trên, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các địa phương và các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động và dịch vụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

* Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về xuất khẩu lao động. Tạo nguồn và giới thiệu người có ý thức, tổ chức, kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động trực tiếp tuyển lao động tại địa phương. Xác định trách nhiệm của gia đình, người lao động để lao động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp nước ngoài, tránh những vấn đề tiêu cực xảy ra như đã xảy ra trong thời gian vừa qua: lừa đảo, tranh chấp, hủy hợp đồng...

* Tập trung chỉ đạo 3 đơn vị được phép tuyển lao động trực tiếp thực hiện tốt chức năng tuyển lao động và xuất khẩu lao động: Công ty Cổ phần phát triển Công nghiệp - Xây lắp và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, Công ty Việt Hà.

* Tăng cường công tác quảng bá cung ứng lao động ra thị trường các nước đặc biệt là những thị trường truyền thống và thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ….để tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động.

* Chấn chỉnh củng cố các đơn vị làm dịch vụ xuất khẩu lao động có đủ khả năng tìm và cung cấp nguồn cung ứng việc làm từ các nước mới, đồng thời giữ nguồn việc làm truyền thống.

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tạo nguồn để người lao động đăng ký theo nguyện vọng và khả năng của họ. Các huyện, thị xã triển khai khẩn trương và hiệu quả hơn về xây dựng đề án xuất khẩu lao động.

* Các đơn vị quản lý hành chính nhà nước như Công an, Y tế, Ngân hàng tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân có thể thực hiện tốt việc xuất khẩu lao động và đi lao động, đặc biệt là ngân hàng phải có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động được vay vốn ưu đãi phục vụ cho việc đi lao động xuất khẩu nước ngoài.

* Các đơn vị xuất khẩu lao động và dịch vụ cần chủ động xây dựng kế hoạch tìm thị trường cử cán bộ giám sát việc thực hiện của các tổ chức cá nhân, đưa ra mức phí phù hợp.

* Sở Lao động - Thương binh - Xã hội đôn đốc kiểm tra các đơn vị xuất khẩu lao động trực tiếp và dịch vụ xuất khẩu lao động để thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động, thanh tra, kiểm tra việc xuất khẩu lao động tại các cơ sở, địa phương, phát hiện và xử lý các hành vi, vi phạm liên quan đến xuất khẩu lao động tại các địa phương. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Nghị định 81/2003/LĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và Thông tư 22 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 81 và Thông tư liên tịch số 107/2003/TTL-BTC-BLĐTBXH ngày 7 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

* Khuyến khích sự tham gia và phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể trong xã hội trong việc tuyên truyền các thông tin liên quan đến việc xuất khẩu lao động. Tuyên truyền các chính sách chủ trương của Nhà nước về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên ở các cơ sở, từng gia đình người lao động. Giảm bớt vai trò trung gian trong việc tổ chức đi xuất khẩu lao động, đưa các thông tin chính xác kịp thời đến từng người lao động.

* Quan tâm và tạo điều kiện cho người lao động ở các vùng khó khăn, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa bằng các biện pháp thiết thực như hỗ trợ kinh phí, cho vay ưu đãi…

108

* Tăng cường vai trò thanh kiểm tra các hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp, địa phương, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)