Các chính sách giải quyết việc làm của Hà Tĩnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 68)

- Dịch vụ: Thương mại đang trên đà phát triển, du lịch phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2.2.2. Các chính sách giải quyết việc làm của Hà Tĩnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Các chính sách việc làm của nước ta trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung, ngày càng phù hợp và phát huy được tác dụng to lớn trong việc tạo mới việc làm. Trong hệ thống chính sách chung đó có những chính sách: Gắn liền chính sách kinh tế vĩ mô với giải quyết việc làm; chính sách giải quyết việc làm theo Quyết định 120/HĐBT; chính sách tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu; chính sách tạo việc làm thông qua phát triển xuất khẩu lao động; chính sách phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm…

Cũng như các tỉnh khác, việc xác định tầm quan trọng của việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội là vô cùng quan trọng, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng đã xây dựng được các chiến lược giải quyết việc làm cho nhân dân Hà Tĩnh được thể hiện ở các mặt sau:

* Phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo việc làm mới

Trên cơ sở thế mạnh về tiềm năng nguồn lực, tỉnh đã lấy nông - lâm - ngư nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy hải sản làm mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế; bên cạnh đó tỉnh Hà Tĩnh tăng cường đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt đã và đang tập trung nguồn lực cho phát triển các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh như khu công nghiệp Vũng Áng, mỏ sắt Thạch Khê và coi đây là những ngành mũi nhọn trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, giải pháp này là kênh chủ yếu tạo ra việc làm và qua đó giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm tạo ra trên dưới 80% chỗ việc làm mới.

62

* Về chính sách đào tạo và định hướng nghề nghiệp

Hà Tĩnh là tỉnh có đặc điểm dân cư phân bổ không tập trung, kinh tế phát triển ở mức độ trung bình, việc định hướng nghề nghiệp cho người lao động được chú trọng, các chương trình hướng nghiệp được đưa vào chương trình phổ thông, tỉnh cũng đã mở ra nhiều trường, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm dạy nghề với mục tiêu trang bị cho người lao động có một nghề nghiệp tốt, với mục tiêu là sớm đưa Hà Tĩnh ra khỏi tỉnh nghèo. Đặc biệt, để phát triển Khu Kinh tế Vũng Áng và các khu Công nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2007), trong đó nhấn mạnh về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Đối với các khóa đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp như: Quản trị doanh nghiệp; lập chiến lược kinh doanh; quản lý kỹ thuật; quản lý nguồn nhân lực; tài chính kế toán; kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng; kỹ năng lãnh đạo thuyết trình; quản lý chất lượng sản phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển sản phẩm mới; phát triển thị trường mới, được hỗ trợ tối đa không quá 01 triệu đồng/ người/khóa. Đối với các khóa đào tạo để nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp: Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư tiếp nhận lao động địa phương đã được qua đào tạo qua các cơ sở dạy nghề. Trường hợp lao động địa phương đã được tiếp nhận nhưng chưa được đào tạo hoặc ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng của dự án, nếu nhà đầu tư cần đào tạo, đào tạo lại tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh thì được hỗ trợ kinh phí như sau:

- Dự án sử dụng thường xuyên từ 50 lao động trở lên, được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/ người/khóa.

- Dự án sử dụng thường xuyên từ 20 đến 49 lao động được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nhưng tối đa không quá 700 ngàn đồng/ người/khóa.

* Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ

tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước. Đối với tỉnh Hà Tĩnh, xuất khẩu lao động có tác dụng quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, xây dựng nông thôn mới, ổn định tình hình chính trị ở cơ sở.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, công tác xuất khẩu lao động đã thu được những kết quả khá, số lượng lao động xuất khẩu ngày càng tăng, chất lượng tốt hơn, thị trường mở rộng; các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động được củng cố, tăng cường và phát triển. Tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động, xây dựng quy chế hoạt động, chương trình kế hoạch và giao chỉ tiêu tuyển dụng lao động đi làm việc nước ngoài cho các công ty xuất khẩu lao động trực tiếp và các huyện, thị xã, thành phố; phân công các ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các địa phương, đơn vị về công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã kiện toàn Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp huyện và cấp xã. Chỉ đạo các ngành: công an, y tế giải quyết kịp thời thủ tục cấp hộ chiếu, khám sức khỏe; ngành Ngân hàng thực hiện tốt việc cho vay vốn hỗ trợ xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành các chỉ thị của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyển đối với công tác xuất khẩu lao động như: Chỉ thị số 44/CT-TU ngày 03/12/2003 và Chỉ thị số 29/CT-TU ngày 13/05/200/ củ Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xuất khẩu lao động. Mặt khác, ban hành cơ chế, chính sách của địa phương về hỗ trợ xuất khẩu lao động như: Chính sách "Tạm thời chưa thu thuế giá trị gia tăng đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm"; chính sách hỗ trợ kinh phí 100.000đ/người cho lao động đi làm việc nước ngoài. Đặc biệt, đầu năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 05/2009/QĐ/UBND-TM ngày 06/03/2009 về việc ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi xuất khẩu,

64

trong đó có các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động: hỗ trợ các xã, phường, thị trấn 10 triệu đồng/xã để điều tra cung cầu lao động hàng năm; hỗ trợ kinh phí các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếp trên địa bàn khai thác, mở rộng thêm thị trường mới; hỗ trợ người lao động kinh phí đào tạo định hướng xuất khẩu 300 ngàn đồng/người; hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất tiền vay cho người lao động vay vốn ở các ngân hàng.

* Di dân kinh tế mới nội tỉnh

Dự án về di dân phát triển kinh tế mới góp phần điều hòa dân số, làm giảm mật độ dân số quá đông ở vùng đồng bằng, ven biển và di chuyển tới vùng đất rộng, người thưa có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh (Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, các xã Tây Kỳ Anh)

Mục tiêu của tỉnh là trong giai đoạn 2005-2008 di dân bình quân hàng năm 100 hộ với khoảng 200 lao động. Để đạt được điều đó trong thời gian qua Hà Tĩnh đã quan tâm, chỉ đạo và đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho những hộ di dân để họ ổn định cuộc sống, như đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí ban đầu và kinh phí mua sắm các dụng cụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đầy mạnh công tác nghiên cứu và cung cấp các giống cây con phù hợp với thổ nhưỡng nơi họ di dân đến, cung cấp kinh nghiệm, hướng dẫn bà con cách thức canh tác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

* Chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm

Thực hiện chính sách giải quyết việc làm theo Quyết định 120/HĐBT của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đã cung cấp các món vay nhỏ, lãi suất thấp để trợ giúp triển khai các dự án tạo nhiều việc làm, thu hút lao động trên cơ sở Tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh Hà Tĩnh. Qua thực tế nhiều năm cho thấy, đây là một trong những nhân tố để đa dạng hóa phát triển ngành nghề tạo việc làm, đồng thời nó cũng là một tác nhân để khai thác nội lực, khả năng tiềm ẩn trong nhân dân.

Bảng 2.8: Kết quả thực hiện chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm giai đoạn 2004 - 2008

Đơn vị

tính 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh Hà Tĩnh

Triệu

đồng 40.920 47.721 52.521 57.120 62.621 Số dự án được duyệt cho vay vốn

trong năm Dự án 941 737 1769 1968 2051

Số tiền được duyệt cho vay trong năm Triệu

đồng 14.396 12.850 21.015 23.271 26.813 Số lao động được giải quyết việc làm Người 3.748 3.925 4.120 4.250 6.325

Nguồn: [35].

Trong giai đoạn từ 2004 - 2008, Tổng nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh Hà Tĩnh liên tục tăng, từ 40.920 triệu đồng (năm 2004) lên đến 62.621 triệu đồng (năm 2008). Trên cơ sở đó, số dự án được duyệt cho vay vốn và số tiền được duyệt cho vay trong năm, số lao động được giải quyết việc làm có tốc độ tăng khá ổn định. Nếu năm 2004 số dự án được duyệt cho vay vốn trong năm đạt 941 dự án thì đến năm 2008 con số này lên tới 2051 dự án, với số tiền được duyệt cho vay trong năm là 26.813 triệu đồng (năm 2004 là 14.396 triệu đồng), số lao động được giải quyết việc làm là 6.325 người (năm 2004 là 3748 người).

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 68)