Những hạn chế tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 85 - 88)

- Dịch vụ: Thương mại đang trên đà phát triển, du lịch phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2.3.2. Những hạn chế tồn tạ

* Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn cao chiếm 3,8% và hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng chỉ đạt 82,6% (2006). Vì vậy tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn là rất lớn.

* Cơ cấu lao động mất cân đối nghiêm trọng trong đó: rất thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo, thừa lao động phổ thông và các ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngành sư phạm… Vì vậy gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Thực tế cho thấy số người không có việc làm ở Hà Tĩnh hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

* Công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa được đầu tư đúng mức về chương trình, mục tiêu đào tạo cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đội ngũ giáo viên… Do vậy chất lượng đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động, dẫn đến tình trạng không chỉ thừa lao động phổ thông mà còn thừa cả lao động ngay sau khi đã được đào tạo.

* Còn thiếu những chính sách kinh tế đủ mạnh để thu hút đầu tư, khai thác được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất: mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động:

+ Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lượng. Nguồn cung về số lượng lao động của tỉnh hiện nay là khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trong nhiều năm tới, ước tính mỗi năm có từ 1,1 - 1,2 vạn người bước

vào tuổi lao động. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hướng tăng chậm hơn. Quy mô và tốc độ tăng không tương xứng với nhau làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.

+ Cung lao động không phù hợp với cầu về lao động, về chất lượng và cơ cấu. Trong khi nguồn cung về lao động của tỉnh hiện nay chủ yếu là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 65,5% lực lượng lao động thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là chủ yếu. Do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là trong khi hàng chục nghìn người không có chuyên môn kỹ thuật không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Những hạn chế về chất lượng lao động dẫn đến hậu quả vừa thừa lại vừa thiếu lao động làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về cơ cấu đào tạo và cơ cấu phân bố nguồn lao động cũng nhiều bất hợp lý. Nền kinh tế ở nước ta nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng đang thiếu trầm trọng những công nhân lành nghề và lao động kỹ thuật thừa tương đối sinh viên đại học, cao đẳng nhất là ở các ngành khoa học xã hội, ngành sư phạm… Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ cấu đào tạo không hợp lý, dẫn đến "thừa thầy thiếu thợ". Mặt khác, chúng ta chưa có chính sách khuyến khích dạy nghề và học nghề, chậm định hướng đổi mới lĩnh vực dạy nghề phù hợp với thị trường lao động.

Thứ hai: Vấn đề giải quyết việc làm có liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, trong khi các cấp ủy và chính quyền tỉnh chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có để thúc đẩy kinh tế phát triển như: không có sự quan tâm, đầu tư tới khu vực phía nam của tỉnh, quá chú trọng đến các ngành nghề ưu tiên đầu tư như điện, điện tử, cơ khí chính xác… trong khi lao động của tỉnh chủ yếu chưa qua đào tạo. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn.

80

Thứ ba: Hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và sàn giao dịch việc làm của tỉnh còn thấp, chưa phát huy được vai trò trung gian giữa người tuyển dụng và người lao động.

Thứ tư: Quản lý nhà nước về lao động và việc làm còn nhiều yếu kém, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, nhiều đầu mối, nhiều khâu trung gian rất khó khăn trong chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát… nên hiệu quả giải quyết việc làm còn thấp.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 85 - 88)