Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 50 - 51)

Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Trung ương, các Bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004-2007 đạt trên 9,4%, trong đó năm 2006 đạt 9,52% và năm 2007 đạt 10,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp - xây dựng đạt 23,36%; thương mại - dịch vụ 34,27%; nông - lâm - ngư nghiệp 42,37%; sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt gần 50 vạn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 390 kg/năm; thu ngân sách nội địa đạt 700 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 5,4 triệu đồng/năm; Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm trên 20% [34, tr. 5].

Nhìn chung, trong khoảng hơn một thập kỷ qua, kinh tế của Hà Tĩnh có xu hướng tăng rõ rệt, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cao hơn trung bình cả nước, nhưng thấp hơn so Nghệ An.

Mặt khác, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tuy còn chậm: tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; giảm nông - lâm - ngư nghiệp; ổn định thương mại - dịch vụ.

44

Hà Tĩnh đang tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho hai khu kinh tế:

- Khu kinh tế Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh cách thành phố Hà Tĩnh 60 km về phía Nam, được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 22.,781 ha, được chia thành 5 khu chức năng chính: Khu cảng biển và dịch vụ hậu cảng; khu công nghiệp nặng luyện kim; khu đô thị; khu du lịch, dịch vụ; khu phi thuế quan.

Trong khu kinh tế có cụm cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương cho phép tàu có tải trọng đến 30 vạn tấn cập cảng. Từ Khu kinh tế theo quốc lộ 1A, 8A, 12A và đường Hồ Chí Minh qua cửa khẩu Cầu Treo, cửa khẩu Chalo sang Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan là cửa ngõ thuận lợi ra các hải phận quốc tế thuộc các nước Đông Á, Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu... Cơ chế đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng thông thoáng và thuận lợi.

- Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thành lập theo Quyết định 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia nhưng có không gian kinh tế - thương mại riêng biệt, bao gồm: thị trấn Tây Sơn và các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và Sơn Tây thuộc huyện Hương Sơn, chung đường biên giới với Lào, cách thành phố Hà Tĩnh 75km, cách cửa khẩu bản Peng (Thái Lan) 220km, có quốc lộ 8A đi qua.

Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được quy hoạch phát triển theo các khu chức năng gồm: Khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, khu thương mại du lịch sinh thái Nước Sốt, Khu đô thị Tây Sơn, Khu thương mại - công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)