Nhiệm vụ, mục tiêu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 99)

- Tổng tỷ suất sinh (trung bình của một bà mẹ) 2,1 con/bà mẹ Tỷ kệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 78%

3.3.2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu

Trong giai đoạn 2008-2013 tập trung rà soát, đánh giá số lượng, hiệu quả của các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên cơ sở đó xây dựng phương án quy

hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng ngành, địa phương, vùng kinh tế. Tăng quy mô và chất lượng đào tạo của các ngành nghề, cán bộ phục vụ cho công tác đào tạo dạy nghề. Ưu tiên cho các ngành nghề sử dụng lao động địa phương, những ngành nghề truyền thống. Căn cứ vào đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng vùng để đào tạo đúng người, đúng việc, trách đào tạo tràn lan dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu rất lãng phí. Tăng cường đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu công việc cho các khu công nghiệp, khu chế xuất: Khu công nghiệp Vũng Áng, khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu liên hiệp cán thép, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, thủy điện Ngàn Trươi. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho các chương trình dự án trên, thì số lao động qua đào tạo nghề tăng bình quân hàng năm phải là 2000-3000 người. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 23-25%, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

Năm Đào tạo dài hạn (ngƣời) Đào tạo nghề, ngắn hạn (ngƣời)

2008 7500 25.000 2009 8200 28.000 2010 10.000 32.000 Nguồn: [40]. 7500 820010000 2500028000 32000 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Số lượng ĐT dài hạn ĐT ngắn hạn Loại hình

Số lượng nhân lực được đào tạo qua các năm

20082009 2009 2010

Biểu đồ 3.1: Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

Phát triển nhanh quy mô và chất lượng các cơ sở đào tạo nghề. Xây dựng cơ chế xã hội hóa đào tạo, tạo điều kiện để các thành phần trong xã hội

94

có thể tham gia phát triển dạy nghề. Phấn đấu mỗi quận, huyện trung tâm có từ 2-5 cơ sở đào tạo, dạy nghề có uy tín. Ưu tiên thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, vùng núi, vùng kinh tế khó khăn.

Căn cứ trên định hướng phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đào tạo nghề phải mang tính định hướng, có ưu tiên. Phấn đấu đến năm 2010 có 55 cơ sở dạy nghề: Trong đó có 14 trường Cao đẳng và trung cấp dạy nghề (công lập 10 trường, ngoài công lập 04 trường); 05 trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp có dạy nghề; 28 trung tâm dạy nghề (20 trung tâm công lập và 8 ngoài công lập); có 20 trung tâm dịch vụ việc làm (10 trung tâm công lập và 10 trung tâm ngoài công lập). Xây dựng hệ thống các cơ sở vệ tinh cho các trường, các trung tâm để đáp ứng thông tin cung cầu trong việc đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Khôi phục các ngành nghề truyền thống: các làng, xã có làng nghề truyền thống có hiệu quả cần được khôi phục và phát triển vì đây là hướng giải quyết công việc cho các đối tượng trong thời kỳ nông nhàn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)