Thực trạng nguồn lao động ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 64 - 68)

- Dịch vụ: Thương mại đang trên đà phát triển, du lịch phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2.2.1. Thực trạng nguồn lao động ở tỉnh Hà Tĩnh

* Số lượng lao động

Bảng 2.4: Số lượng lao động trong độ tuổi (giai đoạn 2005-2008)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Dân số (người) 1.296.833 1.293.336 1.280.549 1.298.047 Số lao động trong độ tuổi (người) 647.916 668.572 691.391 712.000 Tỷ lệ số lao động trong độ tuổi so

với dân số (%) 49,96 51,69 53,99 54,85

58

Qua bảng số liệu cho thấy, số lao động trong độ tuổi tăng dần qua các năm từ 2005-2008. Nếu năm 2005, số lao động trong độ tuổi là 647.916 người, chiếm 49,96% thì đến năm 2008 số lao động trong độ tuổi là 712.000 người, chiếm gần 55% dân số. Có thể thấy, số lượng lao động tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số qua các năm.

* Cơ cấu lao động

- Cơ cấu lao động theo ngành

Bảng 2.5: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2006-2008

(Đơn vị: %)

Ngành 2005 2008

GDP Lao động GDP Lao động

Nông nghiệp 43,47 81,8 42,37 77,3

Công nghiệp - xây dựng 22,76 6,9 23,36 7,5

Dịch vụ 33,77 11,3 34,27 15,2

Nguồn: [24].

Cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế có sự phân biệt rõ rệt. Năm 2006, phần lớn lao động tập trung trong ngành nông nghiệp (81,8%), trong khi lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng số lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế. Đến năm 2008, tỷ lệ lao động thay đổi theo xu hướng tăng lao động trong công nghiệp - xây dựng (7,5%) và dịch vụ (15,2%), song mức tăng này chưa cao so với nông nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ cấu lao động sơ với cơ cấu kinh tế cũng có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2006, tỷ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp chiếm gần 81,8% trong tổng số, nhưng GDP nông - lâm - ngư nghiệp chỉ có 43,47%. Năm 2008, GDP và lao động trong nông nghiệp giảm xuống, song vẫn giữ sự chênh lệch khá cao với 42,37% (GDP) trong khi lao động là 77,3%.

- Cơ cấu lao động theo khu vực

Bảng 2.6: Tình hình lao động trong độ tuổi phân theo khu vực giai đoạn 2004-2007

2004 2005 2006 2007

Tổng số lao động trong độ tuổi (người) 629.266 647.916 668.572 691.391

+ Thành thị (người) 68015 68.015 70.561 72816

Tỷ lệ (%) 10,51 10,50 10,55 10,53

+ Nông thôn (người) 563116 598.011 598.011 618.575

Tỷ lệ (%) 89,49 89,45 89,45 89,47

Nguồn: [16].

Qua bảng số liệu cho thấy, cơ cấu lao động theo khu vực có sự không cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn. Lao động trong độ tuổi chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, đây là một tiềm lực lớn cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, lực lượng lao động ở nông thôn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong khi đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị có xu hướng tăng, song mức tăng chưa ổn định. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, việc đô thị hóa ngày càng được mở rộng, do đó lao động nông thôn có xu hướng chuyển ra thị xã, thị trấn.

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2004 - 2007

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007

Tổng số Người 636125 624419 613524 600781

Nhà nước Người 53536 53203 53294 534102

% so với tổng số % 8.41% 8.23% 8.167% 8.829%

Ngoài nhà nước Người 567828 570649 587024 632013

% so với tổng số % 89.20% 88.28% 89.96% 95.65%

Nước ngoài Người 1591 1919 2140 2210

% so với tổng số % 0.25% 0.3% 0.33% 0.33%

Khác Người 13624 20648 26145 29574

% so với tổng số % 2.14% 3.19% 4.01% 4.48%

60

Có thể thấy, cơ cấu lao động có sự chênh lệch khá lớn giữa các thành phần kinh tế. Lao động chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài nhà nước và liên tục tăng trong các năm (năm 2004: 89,2%; năm 2007: 95,65%). Trong khi đó, lao động ở khu vực nước ngoài chiếm tỷ lệ rất ít và mức tăng hầu như không đáng kể (năm 2004: 0,25%, năm 2007: 0,33%). Lao động ở khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng khá thấp và tăng ít qua các năm (do tinh giảm biên chế, sắp xếp lại khu vực nhà nước). Còn lao động ở khu vực khác chiếm tỷ trọng khá thấp tuy có sự tăng đều qua các năm.

* Chất lượng lao động

Trình độ văn hóa của lực lượng lao động Hà Tĩnh là khá cao và đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Từ tháng 12/2002, Hà Tĩnh là tỉnh thứ 12 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, là tỉnh thứ 14 của cả nước đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2007 - 2008 đạt 89,7%, cao nhất so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2007, Hà Tĩnh có 7.029 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng.

Bên cạnh đó, tổng số cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và tạo nguồn xuất khẩu lao động có 33 đơn vị, trong đó có 01 trường cao đẳng nghề và 01 phân hiệu, 6 trường trung cấp nghề, 11 trung tâm dạy nghề, 3 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có tham gia đào tạo nghề, 11 trung tâm kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề huyện, thành phố, thị xã. Quy mô đào tạo nghề hàng năm trên 24.000 ngàn người, trong đó đào tạo nghề phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động 4.500-5.000 người/năm, chiếm 70-75% tổng số người đi làm việc nước ngoài [40, tr. 5].

Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Hà Tĩnh vẫn còn thấp. Năm 2004, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo chính thống của Hà Tĩnh là 80%, trong khi chỉ số này của cả nước là 75%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trung bình cả nước (25%). Đến 08/2008, lao

động đã qua đào tạo là 20,5%, còn lại là lao động phổ thông [38, tr. 7]. Điều đó cho thấy, chất lượng lao động của Hà Tĩnh chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, khai thác những thế mạnh của tỉnh để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 64 - 68)