Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 54)

* Khi Hà Tĩnh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh đã xác định được những mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn đầu (đến năm 1996): Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo dạng thí điểm vào một số ngành, lĩnh vực cơ bản như: Công nghiệp

48

nặng, điện tử, nông nghiệp: Đưa máy móc, dây chuyền sản xuất vào trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm.

- Giai đoạn 1996-2001: Đây là giai đoạn có tính đột phá trong việc đưa những ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Giai đoạn 2001-2006: Tiếp tục nghiên cứu đưa ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào các lĩnh vực: Bưu chính viễn thông, xây dựng cơ bản, công nghiệp khai khoáng, điện tử, điện lạnh…

- Giai đoạn 2006-2010: Đây là giai đoạn mang quyết định cho kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với những mục tiêu đã đề ra trong báo cáo Quốc hội tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

* Nội dung, tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hà Tĩnh

- Công nghiệp hóa theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng địa phương, không áp dụng máy móc mà vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các đơn vị đi trước để phát huy những ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Gắn liền với đặc điểm của từng địa phương mà tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào.

- Tiến hành công nghiệp hóa song song với việc giải quyết các vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, mất việc làm…

2.2.1.2. Kết quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh trong thời

gian qua

* Quy mô, tốc độ tăng trưởng

Hà Tĩnh là tỉnh nghèo so với các tỉnh khác vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, có điểm xuất phát thấp (xem bảng 2.1).

Điểm xuất phát kinh tế của Hà Tĩnh còn thấp, GDP bình quân đầu người năm 2005 chưa bằng 50% so với trung bình cả nước, thu ngân sách trên

địa bàn chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu chi. Hà Tĩnh là tỉnh tụt hậu về kinh tế và có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, vì mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn trung bình vùng Bắc Trung Bộ.

Bảng 2.1: Xuất phát điểm của Hà Tĩnh năm 2005

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005

Hà Tĩnh Nghệ An Cả nƣớc

Dân số 100 người 1.289 3.031 83.120

Chỉ số phát triển con người Hệ số 0.723 0.719 0.696

Xếp hạng so cả nước 23/61 26/61

GDP theo giá SS 1994 tỷ đồng 4104,0 10.292,2 393.031

Tốc độ tăng GDP (bình quân 2001-2005): % 8,85 10,25 7,51

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 4,5 4,79 3,83

- Công nghiệp - xây dựng % 19,2 21,6 10,25

- Dịch vụ % 8,9 8,95 6,96

GDP giá hiện hành tỷ đồng 5.990,7 16.919,3 837.900

Cơ cấu GDP: % 100 100 100

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 43,2 34,2 20,9

- Công nghiệp - xây dựng % 22,4 30,4 41,0

- Dịch vụ % 34,4 35,4 38,1

GDP/người, giá thực tế 1000 đồng 4.645 5.600 10.080

GDP/người so cả nước % 46,1 55,6 100

Giá trị xuất khẩu Tr.USD 40,4 120 32.400

Giá trị xuất khẩu/người USD 31,36 39,5 389,1

Sản lượng lương thực có hạt 103 tấn 486,8 1040,7 39.500

Nguồn: [16].

Năm 2006, GDP tính theo giá thực tế đạt 7.033,6 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 5,4 triệu đồng (bằng 47,2% bình quân đầu người của cả nước), năm 2007 đạt 8.198,6 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 6,4 triệu đồng, (bằng 47,7% bình quân đầu người của cả nước). Trong vùng Bắc Trung Bộ, GDP của Hà Tĩnh chỉ lớn hơn tỉnh Quảng Bình, nhưng nhỏ hơn nhiều so Thanh Hóa và

50

Nghệ An: GDP của Hà Tĩnh chỉ chiếm khoảng 0,7% GDP cả nước, trong khi tỷ trọng tương ứng của Thanh Hóa là 2,9% Nghệ An 2,2%, Quảng Bình là 0,46%. Tốc độ tăng GDP của Hà Tĩnh trung bình giai đoạn 1996-2000 đạt 7,06%/năm, trung bình 2001-2005 là 8,9%, năm 2006 là 9,52%, năm 2007 đạt 10,5%. Công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng nhanh nhất, từ 9,8%/năm (giai đoạn 1996-2000) lên 19,2% (giai đoạn 2001-2005). Nông - lâm - ngư nghiệp tăng trung bình khoảng 4,5%/năm trong cả hai giai đoạn 1996-2000 và 2001- 2005 nhưng trong từng năm có những biến động nhất định: Một phần do giảm diện tích đất, chuyển sử dụng xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế; một phần do phụ thuộc thiên nhiên và một số yếu tố khác. Năm 2007, GDP nông-lâm-ngư nghiệp giảm 1,3% do ảnh hưởng của bão, lũ. Dịch vụ tăng khá ổn định ở mức trung bình 10% - 10,5%/năm trong cả hai giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005 và hai năm 2006-2007 tăng bình quân trên 11%/năm.

Trong 06 tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng đạt 6.13%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%; nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,1%; dịch vụ tăng 9,4%.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục tiêu tổng quát đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại đến năm 2020. Nghị quyết của Đảng tập trung vào nội dung chuyển dịch cơ cấu theo khu vực và theo ngành với các mục tiêu cụ thể.

Ngay khi xác định con đường phát triển của tỉnh theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xem đó là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ. Kinh tế đạt được mức tăng trên chủ yếu do dịch chuyển cơ cấu đúng hướng, dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng việc làm ở cả ba khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các

ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp và chuyển dịch khá nhanh so với vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2000-2008

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

Trong đó

2000-2003 2003-2006 2006-2008

Toàn bộ GDP 5.9 6.3 9.6

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 1.6 4.2 5.1

Công nghiệp - Xây dựng 9.7 15.1 26.3

Dịch vụ 6.1 8.2 16.2 Nguồn: [16]. 1.6 9.7 6.1 4.2 15.1 8.2 5.1 26.3 16.2 0 5 10 15 20 25 30 2000-2003 2003-2006 2006-2008 N-L-Ngư CN-XD DV

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 2000 - 2008

Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng tỷ trọng từ 9,7% giai đoạn 2000-2003 lên 26,3% giai đoạn 2006-2008, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp lại có xu hướng tăng chậm lại. Ngành dịch vụ cũng tăng tương đối nhanh từ 8,2% giai đoạn 2003-2006 lên 16,2% giai đoạn 2006- 2008. Điều này thể hiện rõ rệt sự thay đổi cơ cấu kinh tế với sự điều chỉnh theo hướng tăng hiệu quả, khai thác được thế mạnh của từng vùng trong tỉnh, Dịch vụ là ngành phát triển khá sôi động với nhiều loại hình ngày càng được mở

52

rộng, thu hút được số lượng lao động tương đối với mức thu nhập khá so với các ngành khác.

* Hiện trạng phát triển các ngành

- Nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính: Trong những năm qua, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, GDP nông nghiệp là 2.548 tỷ đồng (giá hiện hành) chiếm 42,5% tổng GDP cả tỉnh (cao hơn so trung bình vùng Bắc Trung bộ (2,27 lần), nhưng thấp hơn so với trung bình cả nước (3,11 lần).

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản: công nghiệp khai thác tăng trưởng nhanh, công nghiệp chế biến tăng không ổn định, chưa có sản phẩm hàng hóa lớn.

Tỉnh Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, nhưng xuất phát điểm (quy mô và trình độ phát triển) của công nghiệp Hà Tĩnh còn tương đối thấp. Năm 2005, giá trị tăng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 887 tỷ đồng (giá thực tế), thấp so với các tỉnh lân cận. Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.164,15 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 17,3% so với năm 2005. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.390 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch và tăng 22% so với năm 2006. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đạt 1.667 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2007. Sáu tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 756,8 tỷ đồng, tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 32% kế hoạch năm 2008. Như vậy, trong giai đoạn 2005-2009, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản có xu hướng tăng dần, song nhìn một cách tổng thể thì quy mô phát triển còn hạn hẹp.

Do hạn chế về quy mô, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng đóng góp của ngành vào phát triển kinh tế chung và giải quyết việc làm vẫn còn khiêm tốn. Năm 2005, giá trị tăng công nghiệp xây dựng chiếm

khoảng 22,54% GDP toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho 32.483 người (làm việc trong 13.383 cơ sở sản xuất công nghiệp), chiếm 5,16% lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế toàn tỉnh. Đến năm 2007, công nghiệp - xây dựng đạt 23,4%, giải quyết việc làm cho 6,9% lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế toàn tỉnh.

Tăng trưởng công nghiệp - xây dựng tương đối cao (trên 14%) trong thời kỳ 1991-2007 nhưng không ổn định: Giai đoạn 1991-1995 đạt 17,23%; đến giai đoạn 2001-2007 tăng trên 25%/năm, do môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thuận lợi, một số xí nghiệp được cổ phần hóa, sản xuất phát triển và có một số cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động.

Thời kỳ 2000-2007, cơ cấu công nghiệp - xây dựng trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2000 chỉ chiếm 13,5% tổng GDP toàn tỉnh, 2005 tăng lên 22,5% và đến năm 2007 đạt 23,4%.

Trong các phân ngành công nghiệp, công nghiệp điện có xu hướng tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển của sản xuất và nhu cầu phục vụ đời sống. Công nghiệp khai thác phát triển tương đối ổn định và thường chiếm 1/3 giá trị gia tăng công nghiệp, hướng vào khai thác quặng Titan, khai thác vàng. Công nghiệp chế biến chủ yếu là chế biến dăm gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy sản...

Mặc dù, xu thế tăng của công nghiệp chế biến trong tỷ trọng GDP chưa thật tích cực, nhưng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển đúng hướng, dựa trên các thế mạnh về tài nguyên và lao động. Công nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng lớn, trên 90%, trong đó công nghiệp quốc doanh chiếm 43,7%; trên địa bàn tỉnh chưa có các doanh nghiệp trung ương với quy mô lớn như các tỉnh khác. Vì vậy, đóng góp của công nghiệp vào thu ngân sách trên địa bàn còn rất nhỏ. Năm 2005, tổng thu của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đạt 173,25 tỷ đồng, bằng 6,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2008, tổng thu của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đạt 1,452 tỷ đồng.

54

Nhiều dự án công nghiệp trọng điểm đang được triển khai một cách tích cực:

+ Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Tổng mức đầu tư của dự án gần 3.498 tỷ đồng, song công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khai thác mỏ sắt gặp nhiều khó khăn, hiện tại mới thực hiện chi trả 10,7 tỷ đồng. Tổng vốn huy động từ các cổ đông của Hội đồng quản trị dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đạt 182,7 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty sắt Thạch Khê đang thẩm định hồ sơ thiết kế bóc đất tầng phủ để phê duyệt và tiến hành chỉ định thầu thi công, tiến hành các bước lập hồ sơ mời thầu quốc tế để tiến hành đấu thầu, lựa chọn các nhà tư vấn lập thiết kế thi công khai thác mỏ.

+ Dự án Năng lượng nông thôn II: Dự án triển khai thực hiện từ năm 2004 nhưng đến tháng 05/2007 mới chính thức khởi công. Tổng mức đầu tư 355 tỷ đồng, quy mô triển khai ở 97 xã thuộc 8 huyện. Đến tháng 06/2009, ban quản lý dự án đã tiến hành nghiệm thu bàn giao đóng điện 41/97 xã.

+ Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa: Công suất giai đoạn 1: 7,5 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 nâng lên 15 triệu tấn/năm. Tập đoàn đã tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa - Hà Tĩnh vào tháng 07/2008, đã làm xong lễ động thổ san lấp mặt bằng vào 01/06/2009.

+ Dự án bia Sài Gòn Hà Tĩnh: Tính đến 06/2009, tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước tỉnh Hà Tĩnh thực hiện cho việc đền bù, giải phòng mặt bằng, san lấp mặt bằng…là hơn 14,6 tỷ đồng; hiện đã san lấp mặt bằng gần 2/3 khối lượng.

+ Dự án Nhiệt điện Vũng Áng I: Đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng từ chủ đầu tư Lilama sang chủ đầu tư mới là Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 27/04/2009), hiện đang hoàn thiện mặt bằng, bãi thi công, nhà điều hành (đạt 60%), dự kiến tháng 09/2009 khởi công xây dựng nhà máy chính.

+ Dự án Trung tâm thương mại Hà Tĩnh: Hiện tại Trung tâm thương mại đang tiến hành xây dựng và sửa chữa nội thất cho phù hợp với thiết kế của công ty. Dự kiến cuối năm 2009, Trung tâm thương mại sẽ đưa vào sử dụng.

+ Dự án sản xuất que hàn của Tổng công ty LILAMA: Đã khánh thành đưa vào sản xuất quý 04/2008, dây chuyền hoạt động tốt, sản lượng bình quân 3 tấn/ca/ngày.

+ Dự án thủy điện Hương Sơn: Thi công xây dựng nhà máy thủy điện đạt 34% khối lượng công việc; các công đoạn khác mới đạt khoảng 45-50% khối lượng công việc.

+ Dự án thủy điện Hố Hô: Đến nay công trình đang tập trung hoàn thành nước rút các hạng mục chính, phụ để tiến hành chạy thử phát điện vào cuối năm 2009.

+ Dự án nhà máy sản xuất phôi thép tại Vũng Áng: dự kiến đạt 250.000 tấn/năm của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh. Tổng mức đầu tư 1.045 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty đã thực hiện hoàn thành 95% khối lượng công đoạn luyện gang và khoảng 45% khối lượng công đoạn luyện thép. Dự kiến đến 09/2009, công đoạn luyện gang sẽ chính thức đi vào sản xuất thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 54)