Nâng cao hiệu quả thị trƣờng lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 115)

- Tổng tỷ suất sinh (trung bình của một bà mẹ) 2,1 con/bà mẹ Tỷ kệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai 78%

3.3.7. Nâng cao hiệu quả thị trƣờng lao động

Như đã phân tích ở trên, thị trường lao động là nơi gặp nhau giữa cung và cầu lao động để xác định một mục tiêu trên cơ sở giá lao động được thỏa thuận. Vai trò của thị trường lao động là rất quan trọng trong việc làm cầu nối cho 2 bên cung và cầu lao động, để người cần việc có thể cần người có việc. Thực tế trong những năm qua thị trường này chưa được coi trọng, hiệu quả hoạt động của thị trường này chưa cao, còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Các thông tin trên thị trường lao động còn thiếu, chưa chuyên nghiệp và không kịp thời, chưa chính xác, vẫn còn xảy ra tình trạng gian dối, lừa đảo người lao động của một số cơ sở. Việc nâng cao hiệu quả thị trường lao động là rất cần thiết.

3.3.7.1. Mục tiêu

* Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý của các cấp lãnh đạo, các đơn vị, cơ sở có hoạt động trong lĩnh vực cung ứng thông tin việc làm.

* Nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường lao động trong tỉnh đối với thị trường lao động trong và ngoài nước. Phát triển đồng bộ các yếu tố trong thị trường lao động theo quy luật khách quan, lành mạnh và ổn định.

* Cung cấp một hệ thống thông tin nhiều chiều về việc cung ứng và sử dụng việc làm, xây dựng một mạng lưới thông tin, coi việc này là một nhiệm vụ của các địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

3.3.7.2. Giải pháp

Trên cơ sở những mục tiêu đã nêu ở trên, tỉnh Hà Tĩnh cần phải có những giải pháp cơ bản để thực hiện:

* Các cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát và có cơ chế buộc các đơn vị, cá nhân có hoạt động thuê mướn lao động dưới bất kỳ hình thức nào đều phải thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật: Phải có hợp đồng, đóng bảo hiểm, có các quyền lợi đối với người lao động.

* Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường vai trò lãnh đạo của các đơn vị được giao nhiệm vụ liên quan, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, ngành, đơn vị, từng nhà quản lý lao động. Đơn giản hóa việc làm các thủ tục cấp phép cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

* Có chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, khu vực có thể thu hút nhiều lao động như chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động tùy theo đặc điểm của mỗi vùng, miền.

* Tăng cường quan hệ ngoại giao nhằm mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài tỉnh và nước ngoài. Căn cứ vào lợi thế của mỗi khu vực để có những chính sách hỗ trợ phù hợp. Tạo cơ chế thu hút nhiều chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh. Chú trọng chất lượng lao động bằng cách tăng cường đào tạo, đào tạo lại các kiến thức cần thiết: Ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc, tác phong, thói quen làm việc cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng giai đoạn.

* Phát triển và nâng cấp các hệ, các cơ sở đào tạo, dạy nghề ở các cấp độ khác nhau. Chuyển từ đào tạo trình độ thấp lên trình độ cao, nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế, xã hội của từng ngành, từng địa phương, gắn với công nghiệp hóa hiện đại hóa để có định hướng trong việc đào tạo. Đặc biệt hướng tới việc cung cấp lao động có trình độ cho thị trường xuất khẩu.

110

* Xây dựng, quy hoạch một cách có hệ thống, có tổ chức các cơ sở giới thiệu việc làm theo hướng trực tuyến. Xây dựng hệ thống thông tin chính xác, minh bạch các vấn đề có liên quan đến thị trường lao động, Phát triển đa dạng hóa các kênh giao dịch, đặc biệt chú trọng đến kênh quảng bá trên Internet. Tiến hành các hội chợ việc làm, tạo điều kiện cho cung và cầu lao động gặp nhau.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)