Từ phía các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
Chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư thay đổi
Các dự án đầu tư tại Việt Nam nằm trong chiến lược kinh doanh chung của công ty mẹ, do đó, khi chiến lược kinh doanh của công ty mẹ thay đổi, sẽ có sự điều chỉnh trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Các dự án có thể bị trì hoãn, cắt giảm hoặc hoạt động triển khai dự án FDI tại Việt Nam sẽ kéo dài và trì trệ. Các tập đoàn kinh tế Mỹ đã có những thay đổi chiến lược kinh doanh theo hình thức này khi môi trường đầu tư tại Mỹ có những khuyến khích, ưu đãi và phát triển mạnh nên công ty mẹ đã rút vốn đầu tư ra nước ngoài và tập trung đầu tư trong nước với lợi nhuận cao hơn. Do đó, các dự án đầu tư đã bị giải thể trước thời hạn.
Một số nhà ĐTNN thiếu năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI.Ngoài các yếu tố khách quan do môi trường đầu tư quốc tế gây
ra, phần lớn các dự án FDI bị giải thể là do thiếu vốn, không có khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất tối ưu... Ngoài ra, xuất hiện tình trạng một số nhà ĐTNN lợi dụng xin giấy phép để “giữ chỗ”, sau đó mới tìm nguồn vốn, thậm chí là chuyển giao cho đối tác khác để thu lợi nhuận. Khi không thu xếp được vốn, hoặc không chuyển giao GPĐT cho đối tác khác thì dự án không thể triển khai thực hiện được.
Một số đối tác đầu tư không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Việt Nam, hoặc lợi dụng Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu kinh nghiệm, cố tình vi phạm pháp luật, lách luật để thu lời bất chính như dự án xây dựng khu nghỉ mát Rusalka tại Nha Trang hay vụ vi phạm quy định về môi trường của Công ty Vêđan….Những dự án như thế này đã gây thiệt hại rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề xã hội.
Từ phía các nhà đầu tƣ Việt Nam
Khả năng góp vốn pháp định của bên Việt Nam còn hạn chế làm cho hiệu quả của dự án phụ thuộc phần lớn vào phía đối tác nước ngoài. Thiếu các thông tin về đối tác đầu tư nước ngoài: Đây đang là khó khăn không chỉ của các nhà đầu
tư Việt Nam, mà còn là khó khăn chung của các cơ quan cấp GPĐT hiện nay.
Hơn nữa, trình độ chuyên môn của phía đối tác Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là bộ phận quản lý, điều hành trong doanh nghiệp liên doanh. Điều này dẫn đến tình trạng mâu thuẫn khó giải quyết được. Vấn đề đặt ra là bộ phận quản lý của phía Việt Nam không đặt lợi ích quốc gia lên trên, do đó không đảm bảo hiệu quả của dự án, triển khai và vận hành dự án xảy ra nhiều tranh chấp, đặc biệt tình trạng tham nhũng.