Định hƣớng sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam thời gian tới 1 Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

3.1.1. Bối cảnh chung

Theo kết quả dự báo của các tổ chức quốc tế và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới: “Chính phủ Việt Nam đang thực hiện kịp thời và hiệu quả các giải pháp thích hợp nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình sẽ sớm được cải thiện kể từ năm 2009”. Theo báo cáo khảo sát triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD: “Việt Nam đứng thứ 6 trong “Top 10” nền kinh tế hấp dẫn nhất thế giới đối với FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia giai đoạn 2007-2009”; Có 11% tập đoàn xuyên quốc gia được khảo sát đã khẳng định

“Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới. Việt Nam đứng sau Trung Quốc (52%), Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%)” [34, tr.41]. Và đại diện các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đều khẳng định: “Việt Nam vẫn tiếp tục có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế”.

Theo kết quả điều tra về môi trường kinh doanh năm nay do Ban Thư ký của Diễn đàn doanh nghiệp công bố tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2008, hầu hết các doanh nghiệp được điều tra đều tin tưởng “Việt Nam sẽ vượt qua các thách thức, bình ổn kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh trong các năm 2009, 2010 và đến năm 2011 sẽ được cải thiện hơn”.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ làm cho nguồn vốn FDI toàn cầu sẽ bị thu hẹp lại và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn kinh tế toàn cầu (TNCs) đã và đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs tác động đến cả những dự án đã được cấp phép và các dự án tiềm năng. Nhiều TNCs phải tạm thời phải thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư không

có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy, nhiều dự án FDI đã được cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước.

Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn trong tầm nhìn chiến lược đầu tư trung hạn và dài hạn. Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ thay đổi về lượng (vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua sự có mặt của các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử, như: Intel, Compal, Foxconn, Samsung... Đặc biệt trong năm 2008 còn xuất hiện dự án của các tập đoàn lớn, như Good Choi (Hoa Kỳ), Berjaya (Ma-lai-xi-a) v.v.. Điều này cho thấy, sau một thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam các tập đoàn nước ngoài đã quyết định đầu tư quy mô lớn, xem Việt Nam như một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Các dự án lớn nói trên sẽ kéo theo nhiều nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm phụ trợ phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam tìm hiểu thị trường và cơ hội nhưng sẽ phải cân nhắc kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định tiến hành dự án đầu tư; các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Hơn nữa, theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2009 của Ngân hàng thế giới (WB) và Công ty tài chính quốc tế (IFC), môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ, như chỉ số: thủ tục thành lập doanh nghiệp xếp hạng 108/181, giải thể doanh nghiệp xếp hạng 124/181, mức độ thuận lợi trong kinh doanh 92/181….Đây là một trong các nhân tố cần được xem xét về môi trường đầu tư và khả năng hấp thụ vốn của Việt Nam trong thời gian tới. Nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam rất tiềm tàng, tuy nhiên vốn thực hiện vẫn còn thấp. Chỉ số thực hiện FDI của Việt Nam năm 2006 đứng hàng thứ 78/141 quốc gia có danh sách xếp hạng, Thái Lan (52), Trung Quốc (69), Malaysia (71)… và đứng trên Indonesia (95), Ấn Độ (113).

Nhiệm vụ tổng quát trong thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian tới là tập trung khắc phục những mặt còn tồn tại của môi trường đầu tư, hạn chế đến mức

thấp nhất tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nhằm tận dụng cơ hội thu hút FDI, góp phần đạt mục tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bền vững môi trường.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)