Giải ngân vốn FDI theo địa bàn đầu tƣ

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 62)

Giống như phân bổ nguồn vốn FDI, vốn thực hiện cũng được tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế trọng điểm, nhất là các tỉnh, thành phố lớn ở phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu cùng với một số tỉnh thành phố lớn ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây và tỉnh Thanh Hóa, Đà Nẵng ở miền Trung. Các dự án FDI tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế chung và các vùng phụ cận.

Bảng 2.9: Giải ngân vốn FDI theo địa bàn đầu tƣ giai đoạn (1988-2007)

Địa phƣơng Số DA VĐK (Tr. USD) VTH (Tr. USD) VTH/VĐK (%) TLGN/ Cả nƣớc (%) Tp Hồ Chí Minh 2399 17.013 6.347 37.3 21.7 Hà Nội 1011 12.664 3.589 28.3 12.3 Đồng Nai 917 11.665 4.152 35.6 14.2 Bình Dương 1581 8.516 2.078 24.4 7.1 Bà Rịa - Vũng Tàu 159 6.111 1.267 20.7 4.3 Tổng số 6067 55.971 17.436 - 60 Tổng 8684 85.056 29.234 34.4 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Các tỉnh phía Nam là những địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn thực hiện. Trong số 5 địa phương có lượng vốn thực hiện lớn nhất cả nước, thì có

tới 4 địa phương là các tỉnh thành phía Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các địa phương này đã đạt tới gần 14 tỷ USD vốn thực hiện, chiếm 47% trên tổng số vốn thực hiện của cả nước, có sự tập trung cao độ của các dự án FDI tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là các địa phương tập trung vốn FDI, nên các dự án ở đó triển khai thực hiện tốt hơn chắc chắn sẽ tác động mạnh đến tăng vốn thực hiện của Việt Nam.

0%5% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Tp Hồ Chí Minh Hà Nội Đồng Nai Bình Dương Bà Rịa - Vũng Tàu Hải Phòng Vĩnh Phúc Phú Yên Long An Đà Nẵng

Cơ cấu số dự án Tỷ lệ giải ngân so với cả nước

Hình 2.11: Mức độ tập trung FDI theo địa phƣơng giai đoạn 1988 - 2007

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Các địa phương đứng đầu về thu hút FDI không phải là các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao. Tỷ lệ giải ngân của TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 37.3%, Bình Dương 24.4% và Bà Rịa-Vũng Tàu 20.7%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước tính chung cho cả giai đoạn 1988-2007.

-2,000 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000

Tp Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Bà Rịa - Vũng

Tàu Long An Tr.USD 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 S dự á n Vốn đăng kí Vốn thực hiện Số dự án

Hình 2.12: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài các tỉnh phía Nam (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký và 24% tổng vốn thực hiện

chung; trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh.

Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng, Quảng Nam có nhiều tiến bộ trong thực hiên dự án, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng nhìn chung còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng.

Đến nay, 65 tỉnh thành của Việt Nam đều đã có dự án FDI triển khai thực hiện. Trong đó có 6 tỉnh, thành phố có vốn thực hiện đạt trên 1 tỷ USD. Nếu tính từ 100 triệu USD trở lên thì có thêm 15 tỉnh, thành phố. Các tỉnh có tỷ lệ vốn thực hiện cao nhất cho cả giai đoạn 20 năm hầu hết là tỉnh nghèo, có rất ít dự án, dự án qui mô rất nhỏ và không có ảnh hưởng nhiều đến lượng vốn giải ngân của cả nước như Kiên Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên. Mặc dù vậy, sự có mặt của dự án FDI có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội.

Việc phân bố vốn thực hiện không đều giữa các địa phương đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là phải giải quyết vấn đề gắn với quy hoạch vùng và lãnh thổ, trên cơ sở khai thác những lợi thế của địa phương và đảm bảo thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa các vùng. Kinh nghiệm của một số địa phương có vốn thực hiện chiếm tỷ trọng cao như Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy, ngoài các yếu tố thuận lợi do khách quan, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thúc đẩy thực hiện các dự án FDI, giải ngân vốn. Sự hỗ trợ tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Chính quyền địa phương phải thể hiện được sự quan tâm đối với các nhà ĐTNN thông qua việc “luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”, coi khó khăn của doanh nghiệp như khó khăn của chính các cơ quan quản lý địa phương. Với sự cam

kết đó, các nhà ĐTNN yên tâm bỏ vốn thực hiện để đầu tư, đây có thể coi là hiệu ứng lan tỏa của hiệu quả các dự án đã thành công.

- Hầu hết các địa phương đều gặp vấn đề về đền bù giải phóng mặt bằng, các địa phương này đã nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đền bù, giải tỏa và phải thành lập hội đồng giải tỏa, đền bù chuyên trách để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công việc.

- Các địa phương làm tốt sự phối hợp giữa các ban, ngành trong tỉnh thông qua cơ chế một cửa, một dấu sẽ có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI. Điều này giúp nhà ĐTNN giảm được thời gian và chi phí cho các công việc về thủ tục hành chính. Điều đặc biệt hơn, tạo ra được lòng tin và mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

- Bên cạnh chính sách của địa phương thông thoáng, việc thúc đẩy triển khai dự án, giải ngân vốn FDI còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều này được minh chứng thông qua xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do phòng VCCI công bố. Kết quả cho thấy có đến 8 trong số 10 tỉnh thu hút nhiều FDI nhất, và hầu hết các tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao, đều thuộc nhóm có chỉ số PCI khá cao và cao. Điều này chứng tỏ việc nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh có vai trò quan trọng đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn FDI.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tại Bà Rịa – Vũng Tàu đạt đến 45%. Do có hai dự án lớn sản xuất thép bị chậm tiến độ nên tốc độ giải ngân chung bị kéo xuống. Trong đó dự án của Công ty TNHH thép không gỉ Thiên Hưng (Đài Loan) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 700 triệu USD sau nhiều lần trì hoãn, đàm phán, nhà đầu tư đã không đưa vốn vào Việt Nam theo đúng tiến độ nên đã bị rút giấy phép. Nếu không vướng 2 dự án này, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tốc độ giải ngân các dự án từ 70-80%.

Đồng Nai được xem là địa phương có tốc độ giải ngân cao nhất cả nước, đạt khoảng 57%. Tỉnh đã giải quyết tốt khâu giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ. Các dự án đầu tư vào KCN gần như có giấy phép là có thể tiến hành ngay. Ngoài ra nhà đầu tư có vướng mắc, khó khăn gì trong quá

trình tiến hành dự án đều được các ngành chức năng liên quan hỗ trợ giải quyết kịp thời và hiệu quả. Cụ thể, hai dự án bất động sản "Thành phố Waterfront Đồng Nai" (vốn đầu tư 750 triệu USD) và "Thành phố Aqua" (vốn đầu tư 305 triệu USD) có quy mô 366ha và 305ha vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào cuối tháng 4/2008 vừa qua thì năm ngày sau công trình đầu tiên của dự án là hai con đường dài 11km đã được khởi công, tạo tiền đề cho dự án được triển khai nhanh.

Tại tỉnh Bình Dương hầu hết dự án đều vào các KCN nên việc triển khai dự án thường diễn ra sau khi được cấp phép. Tỷ lệ vốn FDI giải ngân so với vốn đăng ký của Bình Dương cũng đạt trên 50%. Ngay cả các dự án lớn nằm ngoài KCN cũng được các chủ đầu tư tiến hành rất nhanh chóng vì công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở đây được tiến hành rất nhanh và hiệu quả.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình có vẻ khó khăn hơn trong việc giải ngân các dự án bởi phần lớn các dự án đầu tư lớn trên địa bàn trong thời gian gần đây đều tập trung nhiều vào bất động sản, mà trong đó việc đền bù, giải phóng mặt bằng ở đô thị trung tâm này rất gian nan, có những dự án vài ba năm mới tiến hành xong giải phóng mặt bằng để giao cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)