Các cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài, các Bộ ban ngành liên quan đến thẩm định dự án FDI, cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá năng lực của chủ đầu tư nước ngoài một cách chính xác và đầy đủ. Thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin nhiều chiều về chủ đầu tư nước ngoài, nhằm kiểm soát được khả năng của chủ đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính và khả năng đóng góp của dự án vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định dự án cấp địa phương và trung ương. Dự án FDI cấp GPĐT phải đảm bảo tính khả thi cao và có chất lượng triển khai thực hiện tốt, nhằm khai thác tối đa nguồn vốn FDI quan trọng góp phần vào mục tiêu thu hút và sử dụng vốn FDI của Chính phủ Việt Nam.
Sau khi cấp GPĐT, tổ chức một nhóm điều tra thực hiện công tác hậu kiểm đối với các dự án FDI triển khai thực hiện, đánh giá tiến độ và chất lượng của dự án, giải quyết các vướng mắc và kiểm soát những thay đổi của dự án. Giải quyết triệt để đối với các dự án FDI không triển khai thực hiện đúng tiến độ, cố tình vi phạm, kéo dài thời gian thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI, gây thiệt hại đối với địa phương và lợi ích của bên Việt Nam.
Nhanh chóng kiểm tra và xử lý đối với các chủ đầu tư nước ngoài vi phạm luật pháp Việt Nam, cố tình trì hoãn dự án FDI, không đưa dự án vào triển khai thực hiện đúng tiến độ, lợi dụng dự án được cấp GPĐT để kinh doanh bất chính, tiến hành sản xuất kinh doanh không đúng với ngành nghề, lĩnh vực ghi trong GPĐT. Đối với các trường hợp vi phạm, cần phải được xử lý chặt chẽ và nghiêm minh, tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho tất cả các đối tác.
Lựa chọn các đối tác đầu tư tiềm năng, có năng lực tài chính mạnh, rõ ràng. Tập trung thu hút các tập đoàn kinh tế, các công ty xuyên quốc gia và các công ty giàu kinh nghiệm của các quốc gia phát triển. Không thể cấp phép tràn lan, phải lựa chọn đối tác, lựa chọn hình thức và địa bàn đầu tư hợp lý, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch chung của Việt Nam.
Đa dạng hóa các kênh tìm kiếm đối tác nước ngoài có đủ năng lực để hợp tác kinh doanh. Trong thời gian qua, có không ít các dự án FDI bị giải thể do phía đối
tác nước ngoài không có thiện chí làm ăn lâu dài tại Việt Nam hoặc thiếu năng lực tài chính hoặc thiếu năng lực quản lý điều hành dự án. Nguyên nhân đó là do việc tìm hiểu đối tác đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt nam không chính xác, không kỹ lưỡng, thiếu thông tin, thậm chí quá dễ dãi trong việc lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài. Để hạn chế những rủi ro do đối tác nước ngoài chủ động gây ra thì phía Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp như:
+ Tìm hiểu rõ mục đích của đối tác nước ngoài để biết rõ mục đích chính của đối tác là họ muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam hay chỉ muốn lợi dụng kẽ hở của pháp luật Việt Nam để kiếm lời.
+ Nghiên cứu và đưa ra được những nhận định chính xác tiềm lực tài chính, công nghệ của đối tác để lựa chọn được đối tác phù hợp với các dự án FDI ở Việt Nam.
+ Đánh giá đúng đắn năng lực của đối tác về năng lực tài chính, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh..
Tăng cƣờng sử dụng dịch vụ tƣ vấn trong quá trình thực hiện dự án:
Đây là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN.
+ Các nhà đầu tư cần tích cực tiếp cận các tổ chức tư vấn ĐTNN trong và ngoài nước Việt nam để nắm bắt được những thông tin cập nhật, những quy định về thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI sau khi được cấp GPĐT.
+ Sử dụng tư vấn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về thực hiện dự án FDI.