Phân tích tình hình giải ngân các dự án FDI ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 46 - 51)

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, số dự án và vốn FDI đăng kí tăng nhanh, trong khi đó giải ngân vốn FDI có nhiều biến đổi, có xu hướng tăng về số tuyệt đối nhưng tăng chậm lại về con số tương đối. Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52.3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89.5% tổng vốn thực hiện, các dự án FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bảng 2.1: Tình hình giải ngân vốn FDI qua các thời kỳ tại Việt Nam

Thời kỳ VTH

(tỷ USD)

VTH/VĐK (%)

VTH chia ra: VTH của bên NN (%) Bên VN Bên NN 1991-1995 7.1 44% 1 6.1 86% 1996-2000 13.5 64.80% 1.5 12 89% 2001-2005 14.3 64.80% 1.7 12.6 88% 2006-2007 8.7 27% 1 7.7 89%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Cùng với số vốn FDI đăng ký mới tăng đột biến, lượng vốn giải ngân tiếp tục được cải thiện, vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm, nhưng với tốc độ chậm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn giải ngân ngày càng giãn xa. Tỷ trọng vốn nội địa ngày càng tăng lên trong nhiều dự án FDI dựa vào vốn góp của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và vốn vay ngân hàng trong nước.

Giai đoạn 1988-1990 là giai đoạn khởi động thu hút dòng vốn FDI, nên có số vốn thực hiện không đáng kể, một mặt do các nhà đầu tư có thái độ thăm dò, thận trọng trong quyết định đầu tư; mặt khác thủ tục cấp phép và thủ tục đưa vốn vào Việt Nam rất phức tạp. 8.7 7.1 14.3 13.5 44% 27% 64.80% 64.80% 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2007 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Vốn thực hiện (tỷ USD) Tỷ lệ so với tổng vốn đăng kí mới

Hình 2.3: Tình hình vốn FDI thực hiện qua các thời kỳ tại Việt Nam

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Giai đoạn 1991-1995, vốn thực hiện tăng dần qua các năm, nhưng chỉ đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới, trong đó vốn bên nước ngoài chiếm 86% vốn thực hiện (bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ

yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD). Đây là thời kỳ có tỷ lệ vốn thực hiện không cao, tỷ lệ giải ngân tương đối thấp, do trong giai đoạn này các nhà ĐTNN thực hiện chiến lược “đặt chỗ trước, nhưng chờ đợi và nghe ngóng” trước khi quyết định thực hiện đầu tư thực sự.

Giai đoạn 1996-2000, mặc dù ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,5 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD). Tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn này không những những ổn định mà tăng cao. Năm 1999, tỷ lệ thực hiện đạt 161,2% và năm 2000 đạt gần 120%. Đó là do các nhà đầu tư đã có dự án vẫn tiếp tục thực hiện cam kết đầu tư, qua đó chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào tương lai phát triển của Việt Nam. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,7 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn này vẫn khá cao, chủ yếu do lượng vốn thực hiện cao hơn nhiều so với vốn đăng ký mới và tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam cũng được nâng lên đáng kể. Đây là một thời kỳ hoạt động FDI ở Việt Nam có nhiều biến đổi.

Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn lớn. Năm 2008, sự bùng phát nguồn vốn FDI vào Việt Nam với con số khá cao trên 64 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2007, và vốn giải ngân cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay (11.5 tỷ USD), tăng 44% so với năm 2007; trong khi đó, cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, tổng vốn giải ngân chỉ đạt được 11 tỷ USD.

Quy mô dự án trong các năm gần đây là rất lớn, có nhiều dự án trên 1 tỷ USD. Những dự án FDI lớn như dự án tổ hợp thép ở Ninh Thuâ ̣n (9,79 tỷ USD), dự án New City Phú Yên (4,3 tỷ USD)…cần khoảng thời gian ít nhất là 5 năm để triển

khai thực hiện dự án, do đó sẽ có tác động tới tỷ lệ giải ngân vốn FDI trong thời kỳ nhất định.

Như vâ ̣y chỉ riêng trong năm 2008, viê ̣c giải ngân vốn đầu tư FDI đã vượt con số giải ngân của giai đoa ̣n 2001-2005. Điều này đã chứng tỏ sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Tốc độ giải ngân này là phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong tình hình điều kiện và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, lao động…còn hạn chế như hiện nay.

Dù luồng vốn thực hiện và tỷ lệ giải ngân qua từng năm có biến động lớn, nhưng thực tế cho thấy một động thái không tích cực là tỷ trọng vốn thực hiện từ nước ngoài trong tổng vốn giải ngân qua các năm không có biến động lớn, luôn duy trì ở mức cao, chiếm bình quân gần 90% trong suốt thời kỳ 1988-2008. Trong đó, năm thấp nhất là năm 1992 cũng chiếm 75% và năm cao nhất là năm 2003 chiếm đến 94%. Điều này thể hiện khả năng tài chính và huy động vốn góp của bên Việt Nam rất hạn chế, dẫn đến tình trạng lệ thuộc quá mức vào các đối tác nước ngoài.

Hơn nữa, số dự án và vốn FDI đăng kí bị giải thể trước thời hạn có chiều hướng tăng dần qua từng năm, từng thời kỳ. Đặc biệt là trong giai đoạn 1996-2000, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á, làm cho số dự án bị giải thể trước thời hạn trong thời kỳ này tăng vọt. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng đang tác động mạnh đến việc triển khai thực hiện dự án FDI của nhiều quốc gia, làm cho tỷ lệ giải ngân giảm xuống và nguy cơ đẩy các dự án bị giải thể trước thời hạn tăng cao.

Tính đến hết năm 2007, đã có 1.359 dự án ĐTNN bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD, trong đó vốn giải thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 50%, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 42,3%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc dịch vụ không vượt qua được khó khăn, trở ngại trong hoạt động. Trong các dự án ĐTNN bị giải thể, số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số (56% về số dự án và 67.2% về tổng vốn đăng ký), tiếp theo là hình thức Hợp doanh (10.2% về số dự án và 15.5%

về tổng vốn đăng ký). Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 13.1% về số dự án và 17.3% về tổng vốn đăng ký.

Các dự án bị giải thể hầu hết là kéo dài quá thời gian quy định, không có khả năng thực hiện, không đủ năng lực tài chính, bị phá sản, thu hẹp quy mô sản xuất; sai mục đích và kém hiệu quả; bị tác động bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997) hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008). Có trường hợp sau khi được cấp giấy phép, được giao đất rồi thì dự án chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng những không đưa vốn từ nước ngoài vào để triển khai dự án mà dùng chính dự án đó để vay vốn từ các ngân hàng trong nước.

Lĩnh vực đầu tư (%)

42.350 50

7.7

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông lâm nghiệp

Hình thức đầu tư (%)

67.215.5 15.5

17.3

Liên doanh Hợp doanh 100% vốn nước ngoài

Hình 2.4: Vốn FDI giải thể theo lĩnh vực và hình thức đầu tƣ (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Theo điều tra chuyên ngành4, chỉ tính riêng Hải Phòng, trong tổng lượng vốn đã triển khai (khoảng 1,6 tỷ USD) là tính cả phần vốn do phía Việt Nam góp trong các công ty liên doanh. Cụ thể có khoảng 20% tổng vốn thực hiện không phải do đối tác mang từ nước ngoài vào mà do vay vốn các ngân hàng trong nước. Mặt khác, không ít nhà đầu tư nước ngoài chỉ nỗ lực ở giai đoạn đầu, nhưng sau khi được cấp giấy phép thì không có động thái triển khai, chỉ đi tìm đối tác khác để chuyển nhượng lại dự án nhằm hưởng khoản chênh lệch. Có dự án chỉ triển khai giai đoạn đầu để vay vốn ngân hàng, rồi sử dụng nguồn vốn đó vào mục đích khác.

4

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)