Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam 1Tăng trƣởng dòng vốn FD

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 38)

Sau khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã có những cải cách liên tục về luật pháp, cơ chế chính sách, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTNN. Hơn nữa, thị trường Việt Nam mở rộng cơ hội hơn khi tiếp tục thực hiện các cam kết một cách đầy đủ trong vai trò là thành viên WTO. Đây là cơ hội để tăng trưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Những lợi thế của MTĐT như ổn định chính trị, Chính phủ thực hiện cải cách khung luật pháp, chính sách, thể chế, các địa phương tích cực hỗ trợ nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng…khuyến khích nhà đầu tư có niềm tin vào tương lai trung và dài hạn về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 U S D 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Số dự á n Vốn đăng kí Số dự án

Hình 2.1:Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam (1988-2008)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2009)

Theo kết quả điều tra của UNCTAD, Việt Nam được xếp vào Top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất thế giới về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn

2007-2009. Trong đó, Việt Nam chiếm vị trí hàng đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất.

Dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế châu Á (1997), lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt, trong 5 năm (2001-2005), Việt Nam thu hút 18,5 tỷ USD vốn FDI, năm 2006 đạt trên 12 tỷ USD, năm 2007 vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006. Năm 2008, kết quả thu hút nguồn vốn FDI đạt mức kỷ lục với 64,1 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007, trong đó có 60,2 tỷ USD vốn cấp mới.

Từ năm 1988 đến 1990, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài mới được thực thi tại Việt Nam, là giai đoạn khởi động thu hút dòng vốn FDI. Trong giai đoạn này, có 214 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký đạt 1,58 tỷ USD. Vốn đăng ký trung bình 1 dự án khoảng 7,4 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 4,7 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, khai thác thăm dò dầu khí, xây dựng3

.

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đăng kí cấp mới tăng 18,3 tỷ USD với 1.409 dự án và đã có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; lực lượng lao động đông với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy, ĐTNN đã tăng trưởng nhanh chóng và có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5.5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

3

Tất cả các số liệu về FDI ở Việt Nam trong nghiên cứu này được sử dụng từ “Báo cáo tổng kết 20 năm tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (1988-2008)” của Bộ KH&ĐT (2009) và của Tổng cục thống kê công bố chính thức (2008) (www.gso.gov.vn) và được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích theo mục đích nghiên cứu.

Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81.8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46.8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Giai đoạn này được coi là thời kỳ suy thoái với lượng vốn FDI đăng ký giảm mạnh, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á (1997). Năm 1999 lượng vốn FDI đăng ký giảm 59.5% so với năm 1998.

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm, là thời kỳ điều chỉnh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18.2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91.6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45.1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50.8%; năm 2006 tăng 75.4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua với 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

FDI phân theo ngành:

Trong giai đoạn 1988-2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 22.3% về số dự án và 34.3% về số vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 10.7% về số dự án và 5.2 về số vốn đăng ký.

Trong đó, vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40.6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 657% trong giai đoạn 1996-2000 và đạt khoảng 77.3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ tương ứng là 80.17% và 79.1% tổng vốn tăng thêm.

Riêng trong năm 2008, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48.85% về số dự án và 54.12% về vốn đầu tư đăng ký; các dự án thăm dò và khai thác dầu tại Việt Nam thu hút 17.5% tổng vốn FDI. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng

ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47.3% về số dự án và 45.4% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm 3.85% về số dự án và 0.48% về vốn đầu tư đăng ký. Điểm dễ nhận thấy là một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện, cán thép và các dự án trong lĩnh vực dịch vụ đã đưa quy mô vốn đầu tư đăng ký từ 14 triệu USD/dự án năm 2007 lên trên 60 triệu USD/dự án năm 2008. Nếu các dự án đó được thực hiện đúng theo tiến độ cam kết sẽ có tác động to lớn đến tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.

FDI phân theo đối tác đầu tư:

Tính đến nay, đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm 55% tổng vốn đăng ký. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông…sang các khu vực châu Âu (British Virgin Islands, Thụy Sỹ, Anh, Síp, Pháp, Hà Lan, Đức…) và châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Trong số các dự án đầu tư có quy mô lớn nêu trên, đã có sự xuất hiện của một số đối tác mới nổi lên như Malaysia, Brunei, Canada, đảo Síp…

Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66.8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000 và đạt 70.3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.

Trong năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ hai, với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD.

FDI phân theo địa bàn đầu tư:

trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN. Đồng thời có sự đa dạng hơn về việc lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu tư. Cụ thể là bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An), nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang…

Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55.5% trong giai đoạn 1991-1995; đạt 68.1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71.5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%. Năm 2008, tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia và Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai trong số 43 địa phương của cả nước có vốn FDI với tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD.

FDI phân theo hình thức đầu tư:

Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn 77.6% về số dự án và 61.6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18.9% về số dự án và 28.9% về tổng vốn đăng ký. Đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn chỉ chiếm 3.5% về số dự án và 9.5% về tổng vốn đăng ký của cả nước.

Năm 2008, Việt Nam thu hút rất nhiều dự án FDI có quy mô vốn lớn, với hơn 20 dự án có vốn trên 1 tỷ USD, bao gồm các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất thép, dầu khí, du lịch và khách sạn, như là hai liên doanh thép của tập đoàn Lion (Ma-lai- xi-a) và Vinashin với 9,79 tỷ USD; Dự án sản xuất thép Formosa (8 tỷ USD), Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (6,2 tỷ USD), Khu du lịch Hồ Tràm (4,2 tỷ USD)… cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)