Nhằm kiểm tra chất lượng của dự án, trước khi cấp GPĐT cho phép dự án được triển khai thực hiện tại Việt Nam, cơ quan quản lý FDI cùng các cơ quan ban ngành liên quan phải cùng phối hợp đánh giá, kiểm tra và kiểm định chất lượng dự án FDI theo nguyên tắc và có hiệu quả cao. Thẩm định tính khả thi của dự án FDI là khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt hồ sơ dự án, bao gồm tính khả thi về
kỹ thuật và tài chính của dự án. Tính khả thi của dự án phải xem xét trên nhiều khía cạnh, tính khả thi về sản phẩm, thị trường, hình thức kinh doanh, chiến lược đầu tư...
Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là công tác dự báo biến động thị trường, nhằm đưa ra chiến lược kinh doanh, điều chỉnh chính sách đầu tư của doanh nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Qua đó, dự án FDI vẫn có thể được thực hiện theo đúng tiến độ và có chất lượng trước các biến động của thị trường.
Chuẩn bị đầy đủ và đồng bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác lập dự án, và dự báo biến động thị trường cần được tổng hợp và báo cáo chính xác. Nguồn thông tin và hệ thống thông tin cần được kiểm tra thường xuyên và đảm bảo tính chuẩn xác cao, đảm bảo tính khả thi của dự án, nâng cao chất lượng của dự án khi tiến hành triển khai thực hiện, giải ngân vốn FDI.
Nâng cao chất lượng công tác lập dự án nhằm lựa chọn các dự án có tính khả thi cao. Thực tế cho thấy không ít dự án bị giải thể do các nhà đầu tư chưa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường Việt Nam và chưa nắm bắt được các yêu cầu, các quy định đối với ĐTNN tại Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư ngoài đủ năng lực tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm kinh doanh còn phải nắm bắt được tình hình cụ thể của thị trường nước sở tại và môi trường kinh doanh của nước nước nhận đầu tư để có những phương án hiệu quả.
+ Nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ và đánh giá chính xác về thị trường Việt Nam để đưa ra các quyết định hợp lý. Tăng cường chất lượng công tác dự báo biến động của thị trường trước khi lập dự án đầu tư.
+ Nhà đầu tư cần phải nghiên cứu đầy đủ các văn bản pháp luật như chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, nắm vững ccác quy định, thủ tục mới ban hành nhằm dự đoán những khả năng bất thường có thể xảy ra và đưa ra các phương án xử lý kịp thời.
+ Nâng cao chất lượng công tác đàm phán và kí kết các văn bản pháp lý, đặc biệt là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh nhằm hạn chế tối đa những bất lợi, rủi ro cho phía Việt Nam.