Cho đến nay đã có trên 82 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thực hiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng kí trên 85 tỷ USD, nhưng chỉ có khoảng 64 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn thực hiện gần 30 tỷ USD. Các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tình hình thực hiện vốn FDI ở các dự án tại Việt Nam chủ yếu là từ các nước trong khu vực châu Á, những nước có vị trí địa lý gần với Việt Nam.
Trong số 10 quốc gia có lượng vốn thực hiện lớn nhất tại Việt Nam thì có tới 6 quốc gia thuộc khu vực châu Á, và các nước tiếp theo đều là các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Âu và Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng vốn thực hiện của 6
nước trong khu vực châu Á này đã lên tới 18 tỷ USD, chiếm trên 61% vốn thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2007.
Bảng 2.10: Giải ngân vốn FDI phân theo đối tác đầu tƣ (1988-2007)
Stt Quốc gia, Vùng, lãnh thổ VĐK (Tr. USD) VTH (Tr. USD) VTH/VĐK (%) TLGN/ Cả nƣớc (%) 1 Hàn Quốc 14.398 2.738 19 9.4 2 Singapore 11.058 3.858 34.9 13.2 3 Đài Loan 10.763 3.079 28.6 10.5 4 Nhật Bản 9.179 4.987 54.3 17.1 5 BritishVirginIslands 7.794 1.375 17.6 4.7 6 Hồng Kông 5.933 2.161 36.4 7.4 7 Malaysia 2.823 1.083 38.4 3.7 8 Hoa Kỳ 2.788 746 26.8 2.6 9 Hà Lan 2.598 2.031 78.2 6.9 10 Pháp 2.376 1.085 45.7 3.7 Tổng cộng 85.056 29.234 34.4 100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)
Chỉ có 9/64 quốc gia đầu tư vào Việt Nam có vốn thực hiện, giải ngân trên 1 tỷ USD. Đứng đầu là Nhật Bản với vốn giải ngân là 4.98 tỷ USD; Singapore đứng thứ 2 với 3.85 tỷ USD; Đài Loan đứng thứ 3 với 3.07 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc với 2.73 tỷ USD, Hồng Kông có 2.16 tỷ USD, Hà Lan có 2.03 tỷ USD và Malaysia, Pháp, British VirginIslands có vốn thực hiện hơn 1 tỷ USD. Nếu tính vốn thực hiện từ 500 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD thì có thêm 7 nước bao gồm Thái lan đạt 832 triệu USD, tiếp theo là Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ.
Vốn thực hiện của các quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều hay ít phụ thuộc vào một số yếu tố, như tình trạng nền kinh tế của nước đầu tư, lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam mà các quốc gia đó đã lựa chọn, và quan hệ kinh tế, chính trị giữa Chính phủ Việt nam và chính phủ quốc gia đó. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó khi xem xét ba quốc gia có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Hà Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, với tỷ lệ giải ngân bình quân đạt 82%.
64% 62% 62% 61% 62% 62% 63% 63% 64% 64% 65%
Cơ cấu vốn đăng kí Cơ cấu vốn thực hiện
Hình 2.13: Vốn thực hiện của 6 nƣớc thuộc khu vực châu Á (1988-2007)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)
Các dự án FDI của Hà Lan tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu khí, dầu khí là lĩnh vực áp dụng nhiều hình thức BCC, qua phân tích ở trên cho thấy đây là lĩnh vực và hình thức có tỷ lệ giải ngân rất cao. Ngoài nhân tố có tính quy luật là các nhà đầu tư thường tập trung thúc đẩy triển khai các dự án, giải ngân vốn FDI trong cùng khu vực, có thể đưa ra một số nguyên nhân giải thích tại sao Hàn Quốc và Nhật Bản là một trong các quốc gia có tỷ lệ giải ngân cao so với các quốc gia khác, đó là:
- Do Việt Nam xác định Nhật Bản là đối tác lớn nên trong quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có thiên hướng thiết lập và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản, mà biểu hiện là Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư được ký kết. Đặc biệt là sự cam kết cấp Chính phủ theo phương châm đối tác tin cậy, ổn định lâu dài.
- Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng năm 1994 và Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 2003. Theo đó, Việt Nam cam kết giành cho nhà đầu tư Hàn Quốc quy chế đãi ngộ quốc gia như doanh nghiệp trong nước, cộng với những nỗ lực cải cách của Việt Nam đã được các doanh nghiệp Hàn Quốc ghi nhận, nên họ yên tâm bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo điều tra của Kotra thì đến 99% doanh nghiệp Hàn Quốc thỏa mãn với hoạt động đầu tư tại Việt Nam, gần 60% số doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Như vậy, nhờ có sự hỗ trợ từ phía Việt Nam thông qua việc cam kết giành cho các nhà đầu tư quy chế đối xử quốc gia như các doanh nghiệp trong nước, bởi vậy họ yên tâm thực hiện các dự án được cấp GPĐT. Singapore, Đài Loan, và Hồng Kông đều thuộc 3 nước dẫn đầu đầu tư vào Việt Nam, số vốn thực hiện của 3 nước này chiếm hơn 30% vốn thực hiện chung, nhưng lại có tỷ lệ giải ngân không cao, bởi họ thường là những công ty nhỏ, tập trung vào lĩnh vực có sức cạnh tranh không cao.
Đầu tư của các nước G7 vào Việt Nam thời gian qua còn khiêm tốn, tập trung chủ yếu vào công nghiệp, chiếm hơn 50% tổng vốn FDI; trong đó dầu khí chiếm đến 85.43%, công nghiệp nặng chiếm 53.74% và công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm 69.02%. Các nước G7 chỉ chiếm 20.17% tổng vốn thực hiện của lĩnh vực dịch vụ và 25.5% của nông lâm ngư nghiệp. Do chưa tin tưởng vào MTĐT ở Việt Nam nên số lượng các dự án đầu tư ít, dẫn đến lượng vốn thực hiện chiếm tỷ trọng thấp là điều không thể tránh khỏi.