Giải ngân vốn FDI theo lĩnh vực đầu tƣ

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 54)

Về cơ bản, cơ cấu thực hiện FDI ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam. Trong những năm gần đây, cơ cấu vốn thực hiện giữa các ngành có những chuyển biến nhỏ, tỷ trọng vốn thực hiện vẫn thiên về các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Bảng 2.3: Vốn FDI thực hiện phân bổ theo lĩnh vực đầu tƣ (1988-2007) Lĩnh vực Cơ cấu số DA (%) Cơ cấu VĐK (%) VTH/VĐK (%) TLGN/ Cả nƣớc (%)

Công nghiệp và xây dựng 67.0 60.4 39.0 68.6

Nông, lâm nghiệp 10.7 5.2 45.3 6.9

Dịch vụ 22.3 34.3 24.6 24.5

Tổng số 100 100 34.4 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Trong tổng số 29,23 tỷ USD vốn thực hiện của các dự án FDI còn hiệu lực thì ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ giải ngân cao nhất, chiếm 68.6% số vốn thực hiện của cả nước; tiếp theo là ngành dịch vụ chiếm 24.5% số vốn thực hiện; cuối cùng là ngành nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 6,9% số vốn thực hiện. Số vốn thực hiện phân bổ giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

Số dự án (%)

6710.7 10.7

22.3

Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm nghiệp Dịch vụ

TLGN/Cả nước (%)

68.66.9 6.9

24.5

Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm nghiệp Dịch vụ

Hình 2.7: Cơ cấu vốn FDI phân bổ theo lĩnh vực đầu tƣ (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Giải ngân vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực CN&XD có chiều hướng gia tăng ổn định. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực CN&XD có tỷ trọng lớn nhất với 5.819 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 51,40 tỷ USD, chiếm 67,0% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,6% vốn thực hiện. Trong đó, ngành công nghiệp nặng vừa là ngành thu hút được nhiều vốn FDI lớn nhất, vừa là ngành có tỷ lệ giải ngân cao nhất, chiếm hơn 24% tổng VTH chung; thứ hai là công nghiệp dầu khí, mặc dù số dự án FDI vào ngành này không nhiều, nhưng tổng VTH đạt tới trên 5.1 tỷ USD, chiếm 17.6% tổng VTH trong giai đoạn 1988-2007. Đến hết năm 2007, lượng vốn thực hiện của toàn ngành công nghiệp chiếm tới gần 69% tổng VTH chung.

Bảng 2.4: Vốn FDI thực hiện ngành công nghiệp & cây dựng (1988-2007)

Lĩnh vực số dự án Cơ cấu (%) Cơ cấu VĐK (%) VTH/VĐK (%) TLGN/ cả nƣớc (%)

Công nghiệp & XD 67 60.4 39 68.6

CN dầu khí 0.5 4.6 131.9 17.6 CN nhẹ 29.6 15.9 26.9 12.4 CN nặng 28.0 28.7 28.8 24.1 CN thực phẩm 3.6 4.3 56.5 7.0 Xây dựng 5.3 6.9 36.6 7.4 Tổng số 100 100 34.4 100

Công nghiệp nhẹ tuy có số dự án nhiều nhất, nhưng vốn đăng ký và vốn thực hiện chỉ chiếm tỷ trọng thấp, chứng tỏ qui mô vốn trên 1 dự án ngành công nghiệp nhẹ còn thấp so với các ngành công nghiệp khác. Số dự án dầu khí và vốn đăng ký mới chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số của cả ngành, song vốn thực hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao là do kết quả tăng thêm vốn của các dự án cũ. Thực tế này có tác động đẩy vốn thực hiện trung bình 1 dự án dầu khí lên đạt mức cao nhất so với các dự án trong các ngành còn lại.

Hình 2.8: Giải ngân vốn FDI ngành công nghiệp và xây dựng (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Ngành công nghiệp thực phẩm là nhân tố mới thu hút ĐTNN từ vài năm trở lại đây. Mặc dù số dự án trong ngành và vốn đăng ký chỉ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng điểm đặc biệt là dự án ngành này có qui mô vốn đăng ký trung bình 1 dự án khá lớn, cao hơn cả mức của dự án công nghiệp nặng. Điều chỉnh vốn của khu vực có vốn FDI cho ngành công nghiệp thực phẩm diễn ra mạnh từ 2001-2005 và vốn thực hiện đã tăng lên dần.

Ngành công nghiệp có tỷ lệ giải ngân cao và chiếm tỷ trọng lớn trong vốn thực hiện của cả nước vì một số lí do sau:

 Do Việt Nam ban hành Luật đầu tư trong bối cảnh bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nên đa số các dự án FDI đều tập trung vào ngành công nghiệp. Đây là điều kiện cơ bản nhất làm cho số vốn thực hiện của cả ngành này chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước.

17.6% 12.4% 24.1% 7% 7.4% CN dầu khí CN nhẹ CN nặng CN thực phẩm Xây dựng

 Tỷ lệ giải ngân trong ngành công nghiệp cao có sự đóng góp lớn của các dự án trong ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện tử…Các dự án dầu khí có số vốn thực hiện rất lớn, đạt trên 5.1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 26% vốn thực hiện của toàn ngành công nghiệp, có tỷ lệ giải ngân kỷ lục, trên 132%. Bên cạnh nguyên nhân do đặc điểm của dự án dầu khí là trong quá trình khai thác và thăm dò thường phát sinh nhiều vốn ngoài dự tính.

Đặc biệt, các ngành này đã thu hút được nhiều TNCs tầm cỡ thế giới, như BP của Anh, Statiol của Na Uy, Castrol, Mobil Caltex… nên họ có đủ khả năng tài chính để triển khai thực hiện dự án nếu nó thực sự hiệu quả.

Các dự án FDI trong ngành công nghiệp điện tử do các đối tác nước ngoài là các tập đoàn, công ty đa quốc gia có uy tín và có tiếng trên thế giới như Sony, Toshiba, JVC, Fujitsu, Philips, Samsung, Daewoo, LG, …có tiềm năng tài chính, công nghệ cao nên phần lớn các dự án trong lĩnh vực này nhanh chóng triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp GPĐT trong một thời gian ngắn.

 Hơn nữa, các dự án trong ngành công nghiệp xe máy, cũng là ngành có các đối tác lớn trên thế giới tham gia đầu tư; và các dự án trong ngành xây dựng là các dự án có tỷ lệ giải ngân khá cao; hay các dự án FDI trong ngành công nghiệp ô tô cũng đạt tỷ lệ giải ngân trên 65%.

Các TNCs có vai trò rất lớn trong việc nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn FDI, không phải chỉ vì họ có tiềm lực tài chính mạnh mà còn ở việc họ kinh nghiệm trong việc hình thành dự án (tính khả thi của dự án), một yếu tố quyết định cho sự thành công trong quá trình thực hiện dự án và giải ngân vốn FDI.

Giải ngân vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ chiếm 22.32% số dự án, 34.3% tổng vốn đăng ký, nhưng chỉ chiếm 24.5% tổng vốn thực hiện. Ngoài các ngành thương nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, các dự án ngành dịch vụ khác đều có mức vốn đăng ký trung bình rất cao, song vốn thực hiện trên 1 dự án lại thấp. Điều đó lý giải phần nào cho tỷ trọng vốn thực hiện thấp của ngành dịch vụ nói chung.

Bảng 2.5: Vốn đăng ký và vốn thực hiện của ngành dịch vụ (1988-2007) Lĩnh vực Cơ cấu số dự án (%) Vốn đăng ký Vốn thực hiện Trung bình 1 dự án (triệu USD) Trung binh 1 dự án (triệu USD) Dịch vụ 22.3 15.2 3.7 Thương nghiệp 11.1 2.2 0.4 GTVT – Bưu điện 2.4 20.5 3.4 Khách sạn – Du lịch 2.6 27 10.6 Tài chính–Ngân hàng 0.8 13.7 10.7 Văn hóa – Y tế - GD 3.1 4.5 1.3

XD Khu đô thị mới 0.1 38.6 12.3

XD VP – Căn hộ 1.8 61.1 12.2

XD KCN – KCX 0.3 50.6 19.2

Tổng cộng 100 9.7 3.4

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Vốn đăng ký tập trung trong các ngành khách sạn-du lịch, xây dựng căn hộ, văn phòng và giao thông vận tải, viễn thông, trong khi đó để triển khai thực hiện dự án thuộc các lĩnh vực này lại phải mất một khoảng thời gian nhất định (tương đối dài, khoảng 2-5 năm). Điều này làm giảm tỷ lệ giải ngân của vốn FDI thuộc lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu ngành của Việt Nam.

Từ năm 2000 trở lại đây, tỷ trọng vốn thực hiện của khu vực này lại thấp. Nguyên nhân là do có quá nhiều dự án đầu tư vào ngành du lịch, khách sạn, xây dựng căn hộ cho thuê được cấp phép, cường độ cạnh tranh trong các ngành này rất cao nên đã hạn chế tỷ lệ giải ngân của các dự án trong lĩnh vực này. Đặc biệt là các dự án xây dựng khu đô thị có vốn đầu tư lớn nhưng lại triển khai rất ít.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có biểu hiện hướng đến các ngành công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, sản xuất phần mềm hơn là các ngành truyền thống, ví dụ Microsoft và Intel đầu tư mạnh vào Việt Nam với vốn cam kết rất lớn trong thời gian qua. Đó là một tín hiệu mới về thu hút FDI trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết WTO. Đây cũng là lĩnh vực có qui mô vốn trung bình cao nhất, một dự án đạt gần 11 triệu USD, trong khi mức này của công nghiệp là 7,6 triệu USD và của nông nghiệp chỉ có 2,9 triệu USD.

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn FDI thực hiện của ngành dịch vụ (1988-2007) Lĩnh vực số dự án Cơ cấu (%) Cơ cấu VĐK (%) VTH/VĐK (%) TLGN/ cả nƣớc (%) Dịch vụ 22.3 34.3 24.6 24.5 Thương nghiệp 11.1 2.5 17.8 1.3 GTVT-Bưu điện 2.4 5.1 16.7 2.5 Khách sạn-Du lịch 2.6 7.2 39.1 8.2 Tài chính-Ngân hàng 0.8 1.1 78.1 2.4 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 3.1 1.5 29.4 1.3

XD Khu đô thị mới 0.1 4.1 3.2 0.4

XD Văn phòng-Căn hộ 1.8 11.1 20.1 6.5

XD hạ tầng KCX-KCN 0.3 1.8 38.0 2.0

Tổng số 100 100 34.4 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Đầu tư vào dịch vụ quan trọng như tài chính-ngân hàng còn rất nhỏ bé về số dự án và về qui mô vốn. Chưa có dự án FDI lớn trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, số dự án giáo dục, y tế, văn hóa chỉ chiếm 3.1% số dự án, 1.5% tổng vốn đăng ký và 1.3% vốn thực hiện. Kết quả này cho thấy các lĩnh vực này còn kém hấp dẫn, chưa thu hút đầu tư của khu vực có vốn nước ngoài, nên đòi hỏi phải xem xét chi tiết các chính sách thu hút FDI vào các lĩnh vực này.

Một số ngành dịch vụ mới thu hút FDI từ vài năm gần đây như xây dựng khu đô thị mới, căn hộ, hạ tầng KCN, KCX có mức vốn đăng ký trung bình rất cao, song vốn thực hiện tính trung bình cho cả giai đoạn còn thấp chứng tỏ việc giải ngân các dự án này rất chậm. Các dự án vào lĩnh vực bất động sản tăng nhanh, cho biết nhà ĐTNN đã quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng việc giải ngân chậm cũng là một sự lãng phí nguồn lực. Trên thực tế, số vốn đăng ký vào lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng gần bằng ngành công nghiệp nhẹ và cao hơn nhiều so với đầu tư vào nông nghiệp.

Trong 20 năm Việt Nam thu hút được 142,229 tỷ USD vốn FDI, trong đó lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 42,828 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2008, Việt Nam đã thu hút mạnh vốn FDI đăng ký với số

vốn lên tới 90,47 tỷ USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký của cả giai đoạn 1988-2008.

Bảng 2.7: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào bất động sản (1988-2008)

Lĩnh vực Số dự án Cơ cấu số dự án (%) VĐT (Tr. USD) Cơ cấu VĐT (%) Khách sạn-Du lịch 249 52.4 14.927 34.9

XD khu đô thị mới 12 2.5 8.096 18.9

XD Văn phòng, căn hộ 178 37.5 18.050 42.1

XD hạ tầng KCN-KCX 36 7.6 1.754 4.1

Tổng số 475 100 42.828 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT (2009)

Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài cho là tiềm năng nhất hiện nay ở Việt Nam. Trong tổng số 57 tỷ USD vốn đăng ký thì có tới gần 50% là đầu tư vào bất động sản (văn phòng, căn hộ, khách sạn du lịch, khu đô thị mới, hạ tầng KCN-KCX) và chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn và phát triển các lĩnh vực chính như dự án tổ hợp thương mại, văn phòng, nhà ở.

35%

19%42% 42%

4%

Khách sạn-Du lịch XD khu đô thị mới

XD Văn phòng, căn hộ XD hạ tầng KCN-KCX

Hình 2.9: Cơ cấu vốn FDI vào ngành bất động sản (1988-2008)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2009)

Giải ngân vốn FDI trong lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp

Đây là ngành kém hấp dẫn nhất đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành nông nghiệp cũng chịu sự điều chỉnh giảm vốn trong những năm gần đây, trong đó giảm mạnh ở nhóm ngành quan trọng như dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Bảng 2.8: Giải ngân vốn FDI theo ngành nông, lâm nghiệp (1988-2007) Lĩnh vực Cơ cấu dự án (%) Cơ cấu VĐK (%) Cơ cấu VTH (%)

Nông, lâm nghiệp 10.7% 5.2% 6.9%

Nông-Lâm nghiệp 9.2% 4.7% 6.3%

Thủy sản 1.5% 0.5% 0.6%

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Cả giai đoạn 1988-2007, nông nghiệp mới thu hút được khoảng 929 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4,5 tỷ USD, chỉ chiếm 11% số dự án và 5.2% số vốn đầu tư đăng ký FDI cả nước. Trong đó, chỉ có khoảng 2 tỷ USD được giải ngân với tỷ lệ vốn thực hiện chỉ chiếm gần 7% so với cả nước.

Do luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều phía (điều kiện tự nhiên, thị trường, lãi suất, thu hồi vốn chậm theo chu kỳ sản phẩm) nên có tới 30% số dự án bị giải thể trước thời hạn so với mức bình quân chung của cả nước là 20%, nhất là các dự án cấp phép trước năm 1992. Có rất nhiều dự án đang ở trong tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc chậm triển khai. Hiện nay có đến 1/3 số dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản và triển khai các thủ tục khác.

Cơ cấu dự án (%)

14%

86%

Nông-Lâm nghiệp Thủy sản

Cơ cấu vốn thực hiện (%)

92%8% 8%

Nông-Lâm nghiệp Thủy sản

Hình 2.10: Cơ cấu vốn FDI theo ngành nông, lâm nghiệp (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Lượng VTH của các dự án trong lĩnh vực này không những rất khiêm tốn, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn thực hiện, mà còn có xu hướng giảm dần

qua các năm. Nguyên nhân làm cho các dự án FDI chậm giải ngân, đóng vai trò thứ yếu trong cơ cấu giải ngân, tỷ lệ giải thể cao là do: một sô dự án trồng cây nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản đòi hỏi có sự liên kết ngành chặt chẽ; gặp nhiều khó khăn về cung cấp nguyên liệu, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm; về giải quyết đất đai với các dự án sử dụng đất lớn; đây là các dự án chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, nhất là các dự án nuôi trồng thủy sản, trồng hoa quả. Đặc biệt, là việc nhiều dự án chưa tìm được phương thức hợp tác phù hợp, những người đã quen với tác phong sản xuất nhỏ, cần lợi ích trước mắt, ý thức tuân thủ cam kết rất kém.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)