BOT,BT,BTO Công ty cổ

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

Công ty cổ phần Công ty Mẹ - Con U S D 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0%

Vốn đăng kí Vốn thực hiện Tỷ lệ vốn thực hiện

Hình 2.5: Quy mô vốn thực hiện trung bình 1 dự án giai đoạn (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Về nguyên tắc, các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn ĐTNN phải là các dự án có tỷ lệ giải ngân cao hơn so với các dự án đầu tư theo hình thức DNLD, do họ được chủ động trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, trong việc quyết định tiến độ thực hiện dự án, nhưng ở Việt Nam điều này không hoàn toàn chính xác. Đó là yếu tố thời gian thực hiện vốn đầu tư của các dự án theo hình thức DNLD và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN ở Việt Nam thường kéo dài, đặc biệt là đối với các dự án có quy mô vốn lớn.

Trước năm 2000, số vốn đăng ký của các dự án đầu tư theo hình thức DNLD chú trọng vào các ngành kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, lắp ráp….Những dự án này có vốn giải ngân nhiều làm cho các dự án đầu tư theo hình thức DNLD có số vốn thực hiện lớn hơn, và tỷ lệ giải ngân cao hơn hình thức 100% vốn FDI. Trong khi đó, các dự án 100% vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu nên quy mô bình quân của các dự án này thấp, làm cho vốn thực hiện chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc thù của những ngành này là có tỷ lệ giải ngân thấp hơn một số ngành công nghiệp Việt Nam khuyến khích theo hình thức DNLD.

19.4%

38.1%

38.7%1.2% 1.2%

2.5%

100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng BBC Hợp đồng BOT,BT,BTO Công ty cổ phần Công ty Mẹ - Con

Hình 2.6: Tỷ lệ giải ngân vốn FDI theo hình thức đầu tƣ (1988-2007)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT (2008)

Khi Việt Nam sửa đổi Luật ĐTNN năm 2000 và 2005, chính thức cho phép các dự án FDI được chuyển đổi hình thức đầu tư, thì VTH của các dự án FDI đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI lớn hơn hình thức DNLD do: (i) có rất nhiều dự án đã chuyển đổi từ DNLD sang doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN, nên vốn thực hiện được tính cho hình thức này; (ii) do quan điểm của Việt Nam đối xử bình đẳng hơn giữa DNLD và doanh nghiệp 100% vốn FDI, nên số lượng các dự án mới đầu tư vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI cũng nhiều hơn so với DNLD.

Hình thức BCC là hình thức có số dự án và số vốn thực hiện không nhiều so với hình thức DNLD và doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN, chỉ chiếm trên 3% số dự án và gần 20% vốn thực hiện của cả nước, nhưng lại là hình thức có tỷ lệ vốn giải ngân cao nhất, đạt 124%. Thực tế cho thấy đây là hình thức áp dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực viễn thông và khai thác, thăm dò dầu khí. Đối với các dự án BCC đầu tư vào lĩnh vực dầu khí có vốn thực hiện lớn hơn vốn đăng ký, do trên thực tế có một số dự án trong lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí, trong quá trình triển khai thăm dò đã phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán, các chủ đầu tư đã tự tăng thêm vốn. Các dự án trong lĩnh vực viễn thông triển khai tốt, vì các đối tác nước ngoài là những tập đoàn lớn, có năng lực tài chính và chuyên môn tốt.

Hợp đồng BOT là một phương thức đầu tư đặc biệt nên mới chỉ cấp phép được 8 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD, nên vốn thực hiện không nhiều, chỉ

đạt 0,7 tỷ USD, với tỷ lệ giải ngân chiếm 42%. Do lượng vốn đầu tư nhiều, nhưng tỷ lệ giải ngân không cao cũng là nguyên nhân làm cho số vốn thực hiện chung thấp. Các dự án thuộc hình thức này đòi hỏi phải đầu tư đồng bộ, nên các nhà đầu tư phải bỏ vốn ngay. Mặt khác, vì số lượng các dự án đầu tư còn ít nên đó là các dự án thật sự cần thiết và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)