Từ phía môi trƣờng đầu tƣ quốc tế
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997) và khủng hoàng kinh tế toàn cầu (2008).
Phần lớn các dự án FDI vào Việt Nam đến từ các quốc gia trong khu vực nên cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ trong khu vực đã gây nhiều khó khăn cho trong việc thu xếp tài chính để thực hiện dự án, giải ngân vốn FDI tại Việt Nam. Có rất nhiều dự án đã được cấp GPĐT nhưng không thể tiếp tục triển khai, thậm chí bên nước ngoài không đến nhận GPĐT. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây tác động xấu đến tình hình tài chính của nhiều tập đoàn kinh tế đầu tư ở Việt Nam cũng bị cắt giảm mạnh. Các dự án chậm triển khai hoặc bị trì hoãn do khủng hoảng diễn biến khó dự báo.
Do cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút FDI ngày càng cao, đặc biệt từ phía Trung Quốc và các nước ASEAN.
Thời gian qua cho thấy Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh trong thu hút FDI rất lớn từ phía Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là sau khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO, cho dù chúng ta đã cố gắng hoàn thiện và sửa đổi luật nhằm tăng cường tính hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN, nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
Hơn nữa, làn sóng sáp nhập và mua lại trên quy mô toàn thế giới đã ảnh hưởng đến các công ty con đang hoạt động tại Việt Nam. Sự phát triển chững lại của các nền kinh tế lớn, sự yếu kém của thị trường tài chính quốc tế và sự đi xuống của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu đã và đang tác động mạnh đến đầu tư và thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến các công ty đang hoạt động tại Việt Nam.
Từ phía môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc
Do hệ thống luật pháp và chính sách đối với thực hiện dự án FDI ở Việt Nam chưa đủ hấp dẫn và đồng bộ.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan ban hành chậm so với quy định, một số chưa phù hợp với thông
lệ quốc tế, do đó đã gây khó khăn cho triển khai thực hiện dự án. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
Ngoài ra, do việc thực thi pháp luật về thực hiện dự án FDI chưa nghiêm túc, xuất hiện tình trạng nhiều cơ quan địa phương không tuân theo các quy định của Nhà nước, cố tình làm phức tạp thêm quy trình thực hiện, gây khó khăn cho nhà ĐTNN. Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa tốt, hiệu lực và trách nhiệm của công tác quản lý nhà nước đối với các dự án FDI sau cấp phép chưa cao. Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thiếu sự liên kết vùng, khu vực và ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư.
Một số địa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau trong việc cấp phép các dự án lớn có quy mô hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư.
Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kế cả Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.
Công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch liên quan đến FDI còn chậm, chất lượng chưa cao và thiếu cụ thể dẫn đến nhiều dự án được cấp GPĐT nhưng
không thể triển khai thực hiện, hoặc kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến phá sản. Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều tồn tại, gây cản trở công tác thực hiện dự án, làm chậm tiến độ giải ngân vốn FDI.
Hiện nay việc giao đất và đền bù ở các địa phương còn nhiều bất cập. Những bất cập đó chủ yếu liên quan đến chính sách dân sinh và an sinh xã hội, công tác tái định cư cho người dân tại các địa phương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn lúng túng. công tác giải phòng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của Việt Nam. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng. Nhiều địa phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo quy định của Luật Xây dựng, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ khâu giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên do phải sử dụng ngân sách địa phương để đền bù thu hồi đất và thủ tục giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách quá phức tạp và mức đền bù theo quy định chung của Nhà nước không đáp ứng yêu cầu của người được đền bù nên tiến độ GPMB rất chậm.
Mặt khác, còn tâm lý e ngại nhà đầu tư không triển khai dự án đúng tiến độ sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Như vậy trên thực tế ngân sách
nhà nước phải chi một khoản rất lớn ngay từ lúc giải phóng mặt bằng, trong khi đó nếu thực sự dự án có hiệu quả thì cũng phải nhiều năm sau mới có thu ngân sách. Điển hình là một số dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất mới được cấp GPĐT tại một số địa phương.