3.1.2.1. Định hƣớng chung về thu hút và sử dụng vốn FDI
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006-2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 5 năm 2006 – 2010 là 7,5% - 8%, phấn đấu ở mức 8%; vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP. Để đạt mục tiêu này, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cần huy động là khoảng 160 tỷ USD, trong đó, ĐTNN cần đạt khoảng 25,1 tỷ USD, trung bình trên 5 tỷ USD mỗi năm. Trong 3 năm đầu của kỳ kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, ĐTNN đã gia tăng mạnh mẽ cả về vốn thực hiện và vốn đăng ký. So với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006 – 2010, vốn đăng ký đã đạt 97,6 tỷ USD, vượt 77,4%; vốn thực hiện đã đạt khoảng 23,6 tỷ USD, bằng 94,4% mục tiêu5
. Tính lũy kế từ khi thực hiện Luật Đầu tư (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng 150 tỉ USD vốn FDI cam kết, nhưng vốn giải ngân mới đạt khoảng 56 tỉ USD, bằng khoảng 34.3% tổng vốn cam kết. Với quy mô vốn đăng ký tăng cao đột biến trong 2 năm 2007 và 2008, việc giảm khoảng cách giữa vốn FDI cam kết với vốn thực hiện đòi hỏi các cơ quan quản lý hoạt động FDI các cấp càng phải nỗ lực nhiều hơn trong việc hỗ trợ trực tiếp, thiết thực đối với các dự án đang triển khai trên địa bàn nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, triển khai giải ngân vốn theo đúng tiến độ đề ra; đồng thời tiếp tục tạo môi trường pháp lý, đầu tư - kinh doanh ngày càng minh bạch, hấp dẫn, phù hợp với cam kết quốc tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cảng biển... bằng vốn đầu tư từ các nguồn khác (viện trợ phát triển chính thức (ODA), tư nhân...) bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Về vốn đăng ký: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước đang có những biến động khó dự báo, dòng vốn FDI đăng ký cũng trở nên rất khó dự báo. Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía các nhà tài trợ, chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách tỷ giá đã bước đầu phát huy tác dụng, giải pháp thắt chặt tài khóa nếu thực hiện kiên quyết sẽ phát huy tác dụng chậm hơn, vào các tháng cuối năm nay. Triển vọng đầu tư trung và dài hạn của Việt Nam hiện vẫn được coi là tốt, ước dòng vốn đăng ký trong hai năm tới sẽ giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, khoảng trên 20 tỷ USD/năm, đưa tổng vốn đăng ký của 5 năm 2006-2010 có thể lên tới mức 135 tỷ USD, vượt 2,4 lần kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn này.
Việc những năm tiếp theo khó có thể duy trì được tốc độ thu hút FDI cao như năm 2007 và năm 2008 không có nghĩa là môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam kém hơn các năm trước. Trong giai đoạn tới cần tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng là công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguốn nhân lực... sẽ tạo động lực và góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế- xã hội và thu hút mạnh FDI.
Mặc dù được đánh giá rất cao về tiềm năng thu hút FDI, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tiếp tục duy trì tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy giải ngân dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, giải ngân vốn FDI là quan trọng hàng đầu và là công việc khó khăn trong giai đoạn còn lại của kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Vốn giải ngân: Với quy mô vốn đăng ký rất lớn trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 và năm 2008, trong bối cảnh thuận lợi, vốn giải ngân trong năm 2009 có thể đạt 13 - 14 tỷ USD/năm và tăng lên qua các năm tiếp theo, tuy nhiên trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng lan rộng và có
tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của các nước, trong đó có Việt Nam thì khả năng vốn ĐTNN thực hiện có thể đạt mức thấp hơn.
Việt Nam hướng dòng vốn FDI tiềm năng vào các ngành chủ chốt mà nền kinh tế cần như viễn thông, điện, giao thông, giáo dục đại học và dạy nghề. Việt Nam tích cưc xúc tiến đầu tư dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ và đa dạng hóa các dự án theo hướng sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi VIệt Nam phải có những biện pháp mang tính đột phá, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước về thu hút FDI ngày càng cao. Tuy nhiên, giữa vốn đăng kí và vốn thực hiện có một khoảng cách rất lớn. Vì vậy, mục tiêu đề ra cho thời kỳ này là đạt khoảng 20-24 tỷ USD vốn thực hiện thực sự là một thách thức lớn. Để đạt được mục tiêu này, việc thu hút FDI phải có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng nâng cao chất lượng thu hút FDI lên hàng đầu, ưu tiên các dự án quy mô lớn, tập trung vào các đối tác có khoa học công nghệ hiện đại, và đầu tư vào các ngành dịch vụ theo cam kết gia nhập WTO. Tuy nhiêu, cung với việc thu hút vốn FDI đòi hỏi phải chuẩn bị sẵn điều kiện cần thiết để có thể hấp thụ nguồn vốn này, nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ giải ngân, nâng cao chất lượng của hoạt động FDI trong điều kiện mới.