Những đánh giá chung về giải ngân các dự án FDI ở Việt Nam 1 Những thành tựu đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 69)

2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc

Giải ngân vốn FDI về cơ bản tăng dần qua các năm và được triển khai thực hiện ở tất cả các địa phương tại Việt Nam.

Trong suốt 20 năm thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (1988-2008), với thành công là số vốn đăng kí tăng nhanh và số lượng các dự án đi vào triển khai thực hiện ngày càng nhiều đã làm cho số vốn thực hiện, giải ngân vốn FDI về cơ bản tăng dần qua các năm, năm sau đều cao hơn năm trước. Đặc biệt trong giai đoạn 2001-2005 số vốn thực hiện tăng liên tục và đều vượt mức kế hoạch đề ra, cụ thể năm 2001 vượt 6%, năm 2002 vượt 18%, năm 2003 vượt 15% và năm 2004 vượt 16.7%. Giai đoạn 2006-2008, vốn FDI thực hiện tăng và đạt mức kỷ lục, năm 2007 tăng 12% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 44% so với năm 2007.

Mặc dù số vốn thực hiện so với vốn đăng ký có khoảng cách tương đối lớn, nhưng theo kết quả trong thời gian qua thì vốn giải ngân của Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội. Đây rõ ràng là một thành

công đáng ghi nhận trong việc hỗ trợ các nhà ĐTNN trong việc triển khai thực hiện các dự án FDI.

Tính đến nay, tất cả 65 tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã có dự án FDI triển khai thực hiện, đưa vốn FDI vào thực hiện. Giải ngân vốn FDI tăng theo năm và theo từng giai đoạn đối với từng địa phương cụ thể. Các tỉnh, thành phố thu hút được nhiều dự án FDI, như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong việc giải ngân vốn FDI, nên góp phần tích cực nâng cao tỷ lệ giải ngân chung.

Giải ngân vốn FDI so với vốn đăng ký mới đạt ở mức tương đối cao qua các năm.

Mặc dù có nhiều biến động trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam qua các thời kỳ, suy giảm do khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á và tăng dần các năm sau đó, nhưng vốn thực hiện vẫn được duy trì và có chiều hướng tăng. Đặc biệt, năm 2002 là năm có tỷ lệ giải ngân đạt mức cao nhất, lên tới 160%, cao hơn tỷ lệ giải ngân của năm 2003 là 138%. Điều này, một mặt thể hiện chất lượng nguồn vốn FDI ở Việt Nam ngày càng cao, mặt khác đó là sự tin tưởng của các nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư trung và dài hạn tại Việt Nam. Đây còn là một dấu hiệu tích cực trong điều kiện ĐTNN trên thế giới đang chững lại, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, khủng hoảng tài chính thế giới đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia. Song song với sự gia tăng của vốn thực hiện trong những năm gần đây, vốn thực hiện từ nước ngoài cũng có dấu hiệu tăng nhẹ. Trong những năm qua, vốn thực hiện từ nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định trong tổng vốn thực hiện của các dự án FDI, đạt mức trên 85%.

Vốn đăng ký bổ sung của các dự án FDI đang hoạt động tăng và chiếm tỷ lệ cao so với vốn đăng ký mới.

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so

dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.

Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm vào các năm 2006 và 2007. Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005 và 80% năm 2007. Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam và phía Bắc. Điều này chứng tỏ môi trường ĐTNN tại Việt Nam ngày càng thuận lợi, thể hiện các dự án FDI kinh doanh có hiệu quả và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Một số đối tác có tỷ lệ giải ngân cao so với mức bình quân cả nước gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Hoa Kỳ, Hà Lan.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ và Hà Lan vừa là các đối tác có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, vừa là các quốc gia có tỷ lệ giải ngân các dự án FDI đạt mức cao so với các quốc gia khác; và đều đạt trên mức trung bình chung là 53%. Đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ giải ngân cao nhất, đạt mức 86.3%; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 64%; Hồng Kông và Mỹ đều đạt mức trên 60%. Riêng 4 đối tác này chiếm khoảng 35% lượng VTH chung trong suốt giai đoạn 1988-2007.

Các dự án đầu tư theo 2 hình thức BCC và BOT có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của cả nước, đặc biệt các dự án FDI đầu tư theo hình thức BCC có số vốn thực hiện cao hơn cả số vốn đăng ký. Điều này chứng tỏ các dự án đầu tư theo hình thức BCC có hiệu quả cao, đã hấp dẫn được các nhà ĐTNN thực sự bỏ vốn để đầu tư.

Các dự án FDI trong ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ giải ngân cao nhất, đạt mức 68.6%, đây là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam

đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế, vì ngành này có số vốn đăng ký cao nhất, so với các ngành nông lâm nghiệp và dịch vụ.

Đóng góp của các dự án FDI vào phát triển kinh tế-xã hội ngày càng tăng

và cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, phục vụ quá trình CNH-HĐH của Việt Nam.

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, và tài nguyên, giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, FDI đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)