Định hƣớng cụ thể về thu hút FDI gắn với thực hiện và giải ngân vốn FDI ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 87 - 89)

FDI ở Việt Nam:

Thu hút FDI vào các ngành có tỷ lệ vốn thực hiện cao

Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ giải ngân, việc thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, kết hợp với tình hình triển khai thực hiện dự án đã được cấp phép đầu tư của ngành đó. Thực tế cho thấy các ngành có tỷ lệ giải ngân cao là ngành công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm, xây dựng, tài chính ngân hàng, khách sạn du lịch, văn hóa y tế và giáo dục. Do đó, Việt nam cần chú trọng thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu sau:

 Các dự án FDI sử dụng công nghệ cao và hiện đại phục vụ thiết thực cho mục tiêu CNH-HĐH đất nước

 Các dự án FDI đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ và các dự án FDI thay thế nhập khẩu nhằm tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia.

 Thu hút các dự án FDI ở một số ngành công nghiệp quan trọng như xi măng, sắt thép, dầu khí, công nghệ viễn thông, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới...

 Thu hút các dự án FDI vào ngành dịch vụ theo yêu cầu của các cam kết quốc tế góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, tập trung vào các ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ du lịch lữ hành...

 Thu hút các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề, góp phần trực tiếp vào việc giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư về chất lượng lao động tại Việt nam.

Đồng thời, có những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ triển khai các dự án FDI có tỷ lệ giải ngân thấp trong một số ngành như:

 Ưu tiên các dự án FDI vào các giao thông, xây dựng khu đô thị và các nguồn nguyên liệu thô quan trọng;

 Khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống xã hội;

 Các dự án FDI đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp, do lượng vốn FDI vào ngành này còn rất thấp, chưa phù hợp với thế mạnh và tiềm năng của phát triển của Việt Nam.

Ưu tiên thu hút FDI vào các tỉnh, thành phố có tỷ lệ vốn thực hiện cao

Phải kết hợp giữa việc tăng cường thu hút FDI trên cơ sở kết hợp với các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao với các địa phương có tiềm năng thu hút FDI nhiều, nhưng có tỷ lệ giải ngân không thấp quá so với mức trung bình chung của cả nước. Trong quá trình thu hút FDI không nên quá quan tâm đến việc đảm bảo sự cân đối giữa các địa phương. Các địa phương thu hút lượng vốn FDI nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có biện pháp khuyến khích tài chính, miễn giảm thuế, sự hỗ trợ cần thiết về cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Ưu tiên thu hút FDI từ các đối tác có tỷ lệ vốn thực hiện cao

Định hướng thu hút FDI theo các đối tác trên cơ sở ưu tiên gia tăng tỷ lệ giải ngân của nguồn vốn này. Tập trung thu hút FDI từ các đối tác có tỷ lệ giải ngân cao, và các đối tác có số dự án và lượng vốn đầu tư lớn vào Việt Nam. Tiếp tục duy trì vận động thu hút FDI từ các nước trong khu vực có tiềm năng kinh tế mạnh như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Signapore, Malaysia. Đặc biệt chú trọng đến đối tác Nhật Bản, có tỷ lệ giải ngân các dự án FDI cao. Chuyển mạnh thu hút FDI sang các nước Châu Âu và Mỹ la tinh. Đây là các đối tác có tỷ lệ giải ngân cao như Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp, Anh.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)