Các nguyên nhân từ “khả năng hấp thụ” vốn FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém

Những yếu kém về cơ sở hạ tầng như khả năng cung cấp điện, cấp thoát nước, giao thông đường bộ, hàng hải…cũng ảnh hưởng lớn đến giải ngân nguồn vốn FDI, quy hoạch hệ thống giao thông, và triển khai những công việc ngoài hàng rào của khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, khó phát triển kịp trong thời gian ngắn để đáp ứng một lượng vốn FDI được triển khai thực hiện tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu kinh tế mới được thành lập gần đây như Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên… phát triển quá chậm so với nhu cầu đầu tư phát triển các dự án FDI, gây quản ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài và cản trở việc giải ngân triển khai dự án lớn trong các khu kinh tế này.

Chất lượng lao động ở Việt Nam rất thấp, một mặt làm tăng chi phí đầu tư, mặt khác làm chậm tiến độ triển khai do phải mất thời gian và chi phía đào tạo lại.

Chuẩn bị nguồn lực lao động cho các dự án, đặc biệt là các dự án lớn vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, mặc dù điều này đã và đang được Việt Nam khắc phục. Chất lượng lao động ở Việt Nam rất thấp, một mặt, làm tăng chi phí đầu tư, mặt khác, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện do phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại. Nguồn nhân công ở Việt Nam chỉ có ưu thế về sự

dồi dào, đa phần chưa qua đào tạo. Hơn nữa, các dự án đầu tư chỉ tập trung ở một số khu vực trọng điểm như Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…là những địa phương đang thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Tình trạng đình công đang diễn ra và trở thành áp lực đáng kể với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Vấn đề môi trường, xử lý chất thải của các dự án FDI tập trung tại các khu công nghiệp tập trung thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án sản xuất quy mô lớn. Thực tế thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình hoạt động của dự án đầu tư tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)