Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 41)

1.3.1. Khái quát ngành dệt may Trung Quốc

Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành có vị trí hàng đầu và là ngành công nghiệp có nhiều thế mạnh trên trường quốc tế. Việc phát triển ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng việc làm, tăng thu nhập cho các vùng nông thôn, thu về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu, mở rộng các thị trường, nâng cao mức độ đô thị hoá, thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan và hình thành các vùng công nghiệp. Sản lượng quần áo từ các loại chất liệu như len, cotton, lụa, sợi hoá học đứng đầu trên thế giới và sản lượng xuất khẩu hàng dệt may đã giữ vị trí đứng đầu thế giới trong nhiều năm trở lại đây.

Hiện tại ngành dệt may của Trung Quốc đang hình thành một chuỗi gắn kết, thống nhất, chính xác và khoa học qua một chuỗi các quy trình thu hoạch nguyên liệu, tiến hành quy trình dệt sản xuất, từ quay tròn, làm khô và hoàn chỉnh thành quần áo. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp này đang từng bước phát triển đáp ứng những yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại cũng như cách thức phân phối - những thứ sẽ đạt được nhờ việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, các mẫu thiết kế, quản lý các sản phẩm, marketing, nghiên cứu thị hiếu xã hội cũng như việc xuất nhập khẩu mặt hàng này. Trung Quốc

- 32 -

đã trở thành một trong những vùng thu hút vốn cũng như công nghệ đầu tư vào ngành dệt may nhiều nhất trên toàn thế giới ngay khi gia nhập WTO. Từ năm 2001 đến năm 2006, tổng vốn đầu tư vào các trang thiết bị tiên tiến đã lên tới con số hơn 20 tỉ USD, điều đó đồng nghĩa với sự gia tăng về trang thiết bị trong nước. Các sản phẩm chính đạt được những yêu cầu của quốc tế trong thế kỷ trước. Rất nhiều công ty may mặc nổi tiếng đã đặt nhà máy tại Trung Quốc, và nhiều thiết bị công nghệ, công nghệ sợi và các sản phẩm mới không phụ thuộc vào khả năng sáng tạo đã được sử dụng rộng rãi trong các quy trình của ngành công nghiệp dệt may.

Với việc đẩy mạnh việc khoanh vùng lại các nguồn tài nguyên, nâng cao công nghệ và hạn chế sự phụ thuộc, ngành dệt may Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể. Trong năm năm trở lại đây, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều máy móc với giá trị lên tới 20 tỉ USD, chiếm tới 50% tổng đầu tư cho toàn ngành 50% máy sợi từ những năm 1990 đã được thay thế, 70% những máy chính dung cho PET đã được nghiên cứu và phát triển một cách độc lập. Những thông tin trên cho thấy khả năng nghiên cứu và phát triển độc lập của ngành dệt may Trung Quốc đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Do có một lượng cầu lớn về mặt hàng dệt may trong nước nên sản lượng bán hàng dệt may cho thị trường trong nước đã tăng từ 67% lên 72,8%. Sản lượng sản phẩm dệt may đã tăng gấp ba, khả năng sản xuất cũng như nhu cầu về ngành công nghiệp này cũng tăng ở mức tỉ lệ tương tự. Tỷ lệ tiêu thụ bông của ba loại sản phẩm gồm quần áo, hàng dệt may dân dụng và hàng dệt may công nghiệp đã thay đổi từ 69:19:13 (2001) thành 54:33:13 (2006), số liệu được cung cấp của Du Yuzhou, Chủ tịch Hội đồng dệt may quốc gia Trung Quốc như là “một sự thay đổi bởi sự điều chỉnh cấu trúc”.

Khả năng độc lập trong nghiên cứu của Trung Quốc cũng đã được cải thiện. Rất nhiều công nghệ được nghiên cứu không phụ thuộc vào các quốc

- 33 -

gia khác đã được ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành. Tổng lượng sợi hoá học đã chiếm đến 65% tổng lượng sợi dùng trong ngành và chất lượng sợi cũng được nâng cao hơn 9% so với chất lượng sợi trước đây năm năm. Nhiều loại sợi mới đã được sáng chế đóng vai trò quan trọng trong những ngành công nghiệp đặc biệt như công nghiệp vũ trụ và công nghiệp quân sự. Sự phát triển của ngành dệt may kéo theo sự phát triển của kinh tế vùng và định vị các sản phẩm khu vực ngày càng trở nên rõ ràng. Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng như sự khác biệt trong nguồn tài nguyên được phân bố, ngành dệt may Trung Quốc đang tập trung vào các sản phẩm với nguồn vật liệu tại chỗ và đầu tư theo chiều sâu cho khu vực phía đông nơi có khả năng phát triển cao về kinh tế cũng như khả năng thu hút các nguồn đầu tư. Năm 2006, sản lượng sợi hoá học của Jiangsu và Zhejiang đạt 147.783 triệu tấn với mức tăng so với năm trước là 32,09%. Lượng sợi này chiếm đến 72,96% tổng lượng sợi của Trung Quốc, cao hơn 4,29% so với năm trước (68,67%). Trong năm 2006, sản lượng sợi chỉ của các vùng Shandong, Jiangsu va Hensan chiếm khoảng 58.97% trong tổng sản lượng sợi Trung Quốc. Hơn nữa các vùng này cũng giữ vị trí đầu trong ngành công nghiệp quần áo. Cũng trong năm 2006, sản lượng quần áo của các vùng này đạt 1.294.166 tỉ chiếc, với tỉ lệ tăng hàng năm khoảng 18,74%. Sản lượng chiếm khoảng 76,12 % tổng sản lượng quần áo Trung Quốc, tăng hơn 2,47% so với năm trước.

Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành mở cửa đón đầu tư của nước ngoài sớm nhất và nhờ đó mà ngành công nghiệp này đã có nhiều dấu ấn tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài ngay từ thời kỳ trước. Và đó là lý do làm cho Trung Quốc trở thành một điểm nóng đầu tư cho ngành may mặc từ các nước trên thế giới. Theo thống kê của Hội đồng dệt may Trung Quốc thì trong suốt thời gian của kế hoạch 10 năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành dệt may Trung Quốc đã đạt 53,3 tỉ USD với mức

- 34 -

tăng hàng năm là 34,1%, trong đó 56% được sử dụng cho ngành công nghiệp quần áo.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 41)