Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại: cơ hội và thách thức đối với các

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 35)

các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

1.2.1. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại: cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển các nước đang phát triển

Xu thế toàn cầu hoá có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay nhỏ, cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu như không muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế.

Do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên các chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại và đầu tư. Trong đó, có đối sách của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế của thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến

- 26 -

trình ấy. Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật - công nghệ lần thứ 3; và từ đó, dẫn đến làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lần thứ 3. Mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi nước sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 35)