Công đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm 5 3-

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 63)

48 -

2.2.2. Công đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm 5 3-

Công đoạn thiết kế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị của dệt may xuất khẩu, bởi vì kiểu dáng và mẫu mã sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Đối với những sản phẩm dệt may của Việt Nam, công đoạn thiết kế được thực hiện chủ yếu ở những nước và vũng lãnh thổ có ngành công nghiệp thời trang phát triển như Mỹ, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông,… Một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam như Công ty May Việt Tiến, Công ty May Phương Đông, Công ty Thời trang Việt Nam,... có thể thực hiện công đoạn này nhưng còn rất hạn chế. Ở những doanh nghiệp này, công tác thiết kế chủ yếu được thực hiện đối với những đơn hàng sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Còn đối với thị trường xuất khẩu, vì chưa có những kênh thông tin về xu hướng mẫu mốt trên thị trường quốc tế cũng như là khả năng thiết kế hạn chế, nên Việt Nam chưa thể đảm nhận công việc này.

Mặc dù chưa đảm nhận được công việc thiết kế nhưng trong thời gian qua, đã có một số nhà sản xuất của Việt Nam cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào sản phẩm xuất khẩu như May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm F-House, May Việt Tiến xuất khẩu San Sciaro và Manhattan, Công ty Thời trang Việt Nam với thương hiệu Nino Maxx, Công ty Scavi có Corel... Tuy nhiên, ngoại trừ Scavi là đã có các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường quốc tế, còn các thương hiệu còn lại Việt Nam cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thăm dò thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất

- 54 -

khẩu của Việt Nam phải sản xuất theo mẫu thiết kế của những người đặt hàng nước ngoài, giá trị gia tăng từ khâu thiết kế thời trang lại thuộc về các hãng may mặc nước ngoài khiến cho giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam rất hạn chế.

Nguyên nhân của thực trạng trên một phần là do việc nắm bắt xu hướng thời trang ở Việt Nam. Thời trang ở Việt Nam chỉ đi theo khuynh hướng thị trường chứ không tạo ra khuynh hướng cho thị trường. Nghĩa là, hàng năm, các trung tâm mẫu mốt lớn trên thế giới xác định xu hướng thời trang các mùa từ 6 tháng đến 1 năm trước đó, thì các trung tâm mẫu mốt và các công ty may thời trang ở Việt Nam chỉ học hỏi những sản phẩm này mà không chủ động tham gia việc thiết kế mẫu mã định hướng xu thế thời trang. Những thành tựu mà ngành thời trang Việt Nam đạt được trong thời gian qua còn quá ít để có thể làm nên diện mạo hoàn toàn cho một thương hiệu chung. Các tên tuổi chỉ mang tính cá nhân nhỏ lẻ như các nhãn hiệu thời trang: Áo dài Sỹ Hoàng, trang phục của Minh Hạnh, Ngô Thái Uyên - NTU, Tiến Lợi, Công Trí, Thiên Toàn collection, La Hằng - Lamay, Icon, Thu Giang,… được coi là những tên tuổi uy tín. Việt Nam đã phần nào khẳng định được một số nhãn hiệu nổi tiếng trong nước như Foci, Vietthy, Nino Maxx, WOW... Nhưng những tên tuổi này chủ yếu nổi bật trong nước chứ chưa tạo thành thương hiệu trong khu vực và thế giới.

Một trong những nguyên nhân làm cho thời trang Việt Nam chỉ đi theo khuynh hướng thị trường là trong nhiều năm qua, lĩnh vực thời trang ở Việt Nam chưa có chiến lược phát triển bền vững và ngành này chưa theo kịp với sự phát triển của ngành may xuất khẩu ở Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này là do đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp còn quá ít. Hạn chế chủ yếu của các nhà thiết kế là dù giàu tiềm năng sáng tạo nhưng hầu như không được đào tạo bài bản, mà chủ yếu dựa trên năng khiếu bẩm sinh và họ

- 55 -

lúng túng tìm lối đi riêng cho mình. Các nhà thiết kế thời trang không có đầy đủ thông tin về thị trường nội địa, lại thiếu thông tin về xu hướng thời trang quốc tế do ngành thời trang chưa có sân chơi chung và các chiến lược quảng bá sản phẩm thời trang chưa được đầu tư nhiều. Các nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu làm cho công việc thiết kế thời trang bị hạn chế và phụ thuộc. Đây cũng là một điều bất lợi cho việc phát triển thời trang.

Đến nay, đã có nhiều tổ chức có những chương trình đào tạo hoặc phối hợp đào tạo cho các cán bộ thiết kế của ngành thời trang như Viện Dệt, Viện Fadin, Học viện Thời trang London Hà Nội - LCFS, Trung tâm Đào tạo Thiết kế DEC, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, VINATEX, …Tuy nhiên, việc đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, như năng lực của giáo viên chưa đạt yêu cầu, thiếu cơ sở giáo cụ thực hành, năng khiếu đầu vào của học sinh chưa được chú trọng, phân bổ thời gian chưa hợp lý, việc thực tập chưa hợp lý,… làm cho thời trang Việt Nam vẫn lúng túng trong việc tìm lối đi cho mình.

Thời trang hóa là một xu hướng tất yếu và lâu dài không chỉ của ngành dệt may Việt Nam mà còn là của ngành dệt may thế giới vì nó mang lại nhiều lợi ích và giá trị xét trên quan điểm tồn tại bền vững trên thị trường cũng như giá trị mà công đoạn này tạo ra. Thời trang mang lại uy tín và thương hiệu quốc gia cho đất nước, do vậy thời trang hóa là một hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với ngành dệt may của Việt Nam. Đây cũng là sự lựa chọn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn chấm dứt tình trạng gia công.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 63)