Các “mắt xích” trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 32)

Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain). Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và có

- 23 -

thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh, cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị đơn giản theo hình vẽ sau:

Hình 1.3. Chuỗi giá trị sản xuất hàng dệt may đơn giản

Nguồn: Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của doanh nghiệp

may xuất khẩu ở Việt Nam (Nguyễn Thị Đông 2011)

Trong chuỗi giá trị trên, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây cũng chính là các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan chặt chẽ đến ngành cắt may. Còn các giai đoạn cắt may, phân phối hàng may được coi là các công đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm. Công đoạn này có vai trò tác động ngược trở lại các công đoạn đầu và được coi là “động lực” thúc đẩy các công đoạn đầu phát triển. Trong thực tế, mặc dù không nhất thiết cần phải phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, song nếu tạo ra được mối liên hệ hữu cơ giữa các khâu trong những điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động rất lớn trong việc đảm bảo tính chủ động, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường trong nước và thế giới. Trong chuỗi giá trị dệt may nêu trên, sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may được coi là một trong những liên kết quan trọng bởi vì:

Sản xuất nguyên liệu Dệt vải Nhuộm, in vải Cắt may Phân phối sản phẩm dệt, may

- 24 -

- Sự liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu.

- Việc tăng cường liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi phí do giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỉ lệ nội điạ hoá được nâng cao.

- Liên kết dệt - may giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia.

- Liên kết dệt - may góp phần tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu. Thực tế nhiều nước cho thấy, việc nhập khẩu vải sợi và phụ liệu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, không chủ động được tiến độ sản xuất cũng như thời gian giao hàng. Có nhiều doanh nghiệp, do vải và phụ liệu nhập khẩu bị chậm trễ, chịu chi phí bổ sung cao do vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo thời gian giao hàng và giữ chữ tín với đối tác. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong nước, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp dệt.

- Liên kết dệt - may tạo điều kiện mở rộng thị trường ngành dệt, từ đó tăng qui mô sản xuất để đạt lợi thế về qui mô, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.

Nhìn chung chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia làm 6 công đoạn cơ bản: 1) Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo… 2) Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận.

3) Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm.

4) Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận.

5) Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận. 6) Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối.

- 25 -

Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua chi phối. Trong chuỗi giá trị đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm ở các thị trường tiêu dùng chính.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 32)