Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 58)

Ngành dệt may là ngành đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần áo, chăn ga, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại… Mặt khác, sản phẩm của ngành dệt may xuất khẩu cũng được sử dụng trong ngành kinh tế khác như vải kỹ thuật dùng để lót đường, thi công đê điều, các loại vải làm bọc đệm ôtô, làm vật liệu chống thấm. Quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ sản xuất và cung ứng nguyên liệu bao gồm vải và các phụ liệu khác như cúc, chỉ, mex, mác, khóa, miếng dán, …, thiết kế sản phẩm, đến công đoạn sản xuất và sau đó là xuất khẩu và phân phối.

2.2.1. Công đoạn sản xuất và cung ứng nguyên liệu

Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu nói chung đã nêu ở chương 1, công đoạn 1: cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo và công đoạn 2: sản xuất các nguyên liệu đầu vào như sợi, vải...được nhập thành một công đoạn lớn đó là công đoạn sản xuất và cung ứng nguyên liệu. Khâu đầu tiên tạo giá trị cơ bản trong chuỗi giá trị hàng dệt may toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản của ngành dệt may có thể được sản xuất dựa trên hai phương pháp cơ bản đó là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cotton, len và tơ tằm và nguyên liệu là sợi tổng hợp được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên. Ngành sản xuất sợi đã phát triển từ rất nhiều năm và đem lại những thay đổi căn bản trên thế giới.

Trước đây khi ngành hóa dầu chưa phát triển thì nguyên liệu thô chủ yếu của ngành dệt là bông xơ hoặc len. Ngày nay, khi công nghệ khoa học phát triển mạnh thì các sản phẩm của ngành hóa dầu, gỗ và khí tự nhiên cũng đã cung cấp một khối lượng nguyên liệu lớn cho ngành dệt.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 58)