Sự gia nhập của Trung Quốc trong chuỗi giá trị dệt may Châ uÁ 34

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 44)

Ngành dệt may thế giới đã trải qua vài cuộc gia nhập ngành kể từ những năm 1950, tất cả đều diễn ra ở các quốc gia Châu Á. Gia nhập ngành đầu tiên đến từ các nước Bắc Mỹ và Tây Âu vào Nhật Bản trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, khi đó có sự chuyển đổi sản xuất dệt may từ các nước Phương Tây sang Nhật Bản. Cuộc dịch chuyển thứ hai từ Nhật Bản sang các nhà sản xuất dệt may “Big Three” Châu Á (Hồng Kông; Đài Loan; và Hàn Quốc), nhóm nước này đã thống lĩnh xuất khẩu dệt may toàn cầu vào những năm 1970 và 1980. Trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm sau, có cuộc nhập ngành thứ ba, lần này từ “Big Three” Châu Á sang một số nước đang phát triển khác. Vào những năm 1980, sự dịch chuyển chủ yếu sang Trung Quốc, một số quốc gia Đông Nam Á và Sri Lanka. Vào những năm 1990, có sự gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp mới từ Việt Nam, các nước Nam Á và Châu Mỹ La Tinh.

Cụ thể về mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may Châu Á được thể hiện ở hình 1.4

- 35 -

Hình1.4. Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may châu Á

Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel

commodity chain (Gereffi, 2002) Sự phát triển của các khâu trong chuỗi giá trị:

Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào cho ngành là những cây công nghiệp và cả nguồn tài nguyên dầu mỏ. Đây là hai nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có thế mạnh lớn bởi diện tích canh tác cây công nghiệp rộng rãi với khí hậu thích hợp, thêm vào đó là những nguồn tài nguyên sẵn có trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc là dầu và khí đốt.

Các yếu tố sản xuất

Các hệ thống nhà máy dệt sợi đã được nhà nước chú trọng đầu tư bằng nguồn vốn trong nước cũng như huy động được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài. Trung Quốc đã tự phát triển được những công nghệ mới để nâng cao năng suất dệt cũng như chất lượng dệt.

- 36 -

Sản lượng sợi đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, sản lượng sợi hoá học và sợi tự nhiên lần lượt là 2.453,29 chục nghìn tấn và 2.170,92 chục nghìn tấn. Sản lượng này của năm 2009 đã tăng lên thành 2.747,28 chục nghìn tấn và 2.393,46 chục nghìn tấn.

Hệ thống sản xuất

Hệ thống sản xuất bao gồm những nhà máy may mặc trong nước được đầu tư cao về trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ công nhân với tay nghề thành thạo. Ngoài ra, thực hiện theo mô hình OEM (original equipment manufacturing - sản xuất thiết bị gốc), Trung Quốc cũng thực hiện một số hợp đồng gia công với các công ty may mặc của nước ngoài để có thể nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị.

Hệ thống marketing

Hệ thống marketing trong chuỗi giá trị ngành dệt may Trung Quốc với nhiều hệ thống cửa hàng chuyên dụng, hệ thống cửa hàng đặc biệt, các đại lý, các chuỗi bán buôn, bán lẻ đã giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động bán buôn của ngành đạt 1.055,2 trăm triệu NDT (Nhân Dân Tệ) và lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ đạt 359,1 trăm triệu NDT.

Hệ thống xuất khẩu

Trung Quốc hiện đang là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên toàn thế giới. Giá trị xuất khẩu hàng may mặc năm 2008 đạt 46.763.290 nghìn USD, năm 2009 giảm xuống còn 42.654.400 nghìn USD. Trung Quốc hầu như không nhập khẩu sản phẩm may mặc từ bên ngoài, mà chỉ nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào như các loại sợi tự nhiên hay nhân tạo phục vụ cho công nghiệp nhưng cũng chỉ với số lượng rất ít.

- 37 -

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 44)