Công đoạn sản xuất/gia công sản phẩm cuối cùng 5 5-

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 65)

48 -

2.2.3. Công đoạn sản xuất/gia công sản phẩm cuối cùng 5 5-

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất. Phương thức thực hiện là các doanh nghiệp sản xuất

- 56 -

hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhận đơn đặt hàng từ một số trung gian của Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore để gia công và sau đó xuất thẳng cho các nhà nhập khẩu ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản hoặc những thị trường khác và nhận chi phí gia công. Tùy thuộc vào yêu cầu của trung gian này mà Việt Nam có thể tự tìm vật liệu bao gói hoặc thậm chí nhập cả vật liệu bao gói, phụ kiện, nguyên liệu từ trung gian. Ngay cả việc chỉ định người thuê chuyên chở cũng do các trung gian thực hiện. Khâu sản xuất gia công sản phẩm, toàn bộ khâu này (cắt may, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển ...) chiếm giá trị 5 - 7% trong chuỗi giá trị toàn cầu (bao gồm cả các thủ tục xuất nhập khẩu). Hiện nay, có khoảng 70% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là được thực hiện theo phương thức gia công xuất khẩu, hình thức này còn được gọi là xuất khẩu CMT. Nội dung mối quan hệ này được tóm tắt trong bảng 2.3.

Bảng 2.3 - Tóm tắt quan hệ gia công xuất khẩu

Chủ thể nước ngoài Chủ thể trong nước

Đặt yêu cầu về loại mặt hàng, sản lượng, yêu cầu chất lượng, chi phí gia công, thời hạn giao hàng và các điều kiện khác

Cân đối khả năng sản xuất (máy móc thiết bị và lực lượng lao động) theo yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài

Cung cấp nguyên phụ liệu chủ yếu Tự đảm bảo một số loại phụ liệu Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Tổ chức quá trình sản xuất Kiểm định chất lượng và nhận hàng Giao hàng

Trả tiền gia công Nhận tiền gia công

(Nguồn: Hiệp hội Dệt may, 2010)

Nếu xem xét trên khía cạnh quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, phương thức này có thể được thực hiện theo hình thức nhận

- 57 -

nguyên phụ liệu và giao thành phẩm, nhưng cũng có thể được thực hiện theo hình thức mua nguyên phụ liệu và bán thành phẩm. Trong phương thức sản xuất và phân phối này, các đối tác tham gia có thể là hai bên hoặc nhiều bên.

Ngoài hình thức gia công xuất khẩu (CMT), phần còn lại được thực hiện theo hình thức xuất khẩu trực tiếp (FOB), các doanh nghiệp may Việt Nam tự mua nguyên phụ liệu rồi bán sản phẩm cho các khách hàng nước ngoài. Hiện tại, trong sản xuất lưu thông hàng dệt may đang tồn tại ba hình thức xuất khẩu FOB.

- FOB loại I là hình thức các công ty may Việt Nam mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp do khách hàng chỉ định. Loại hình xuất khẩu này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam bị động và phụ thuộc vào khách hàng vì các công ty may Việt Nam phải mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp do chính khách hàng lựa chọn.

- FOB loại II là hình thức các công ty may Việt Nam thực hiện sản xuất dựa trên các sản phẩm mẫu từ khách hàng nước ngoài. Trong loại hình sản xuất này, các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp mẫu thiết kế và có trách nhiệm lo nguồn nguyên liệu, thực hiện sản xuất và thu xếp khâu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm đến cảng của khách hàng. Nếu xét ở góc độ chủ động thì đối với FOB loại II, các doanh nghiệp Việt Nam đã có quyền chủ động hơn trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn mang nặng tính gia công và chưa đem lại giá trị cao trong chuỗi giá trị xuất khẩu.

- FOB loại III hay còn gọi dịch vụ trọn gói là hình thức các công ty may Việt Nam thực hiện quá trình sản xuất hàng dệt may dựa trên chính thiết kế của họ mà không có những cam kết trước đó hay bất cứ sự tham gia nào của khách hàng nước ngoài. Để có thể thành công với loại hình sản xuất này,

- 58 -

doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may Việt Nam phải có khả năng trong việc tìm nguồn nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, marketing và các hoạt động hậu cần.

Sự phân loại này cho thấy FOB loại I không khác nhiều so với CMT ngoại trừ việc thanh toán nguyên liệu (nguồn nguyên liệu do khách hàng quy định) và vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy. Yêu cầu quan trọng nhất đối với FOB loại II là kỹ năng tìm nguồn nguyên liệu trong khi FOB loại III lại yêu cầu các nhà xuất khẩu sản phẩm phải chịu trách nhiệm về mọi thứ trước khi cung cấp, bán sản phẩm cho khách hàng. Trên thực tế, khác biệt giữa CMT, FOB loại I, FOB loại II và FOB loại III là ở mức độ dịch vụ do người bán hàng cung cấp cho người mua. Đối với lĩnh vực xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay, tỷ lệ của CMT và FOB tương ứng là 70% và 30%. Trong đó, FOB loại III chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tỷ lệ CMT cao là do một số lý do: trước hết là các doanh nghiệp may Việt Nam thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết trong nước, các nhà sản xuất khó tìm được nguyên liệu do bên mua quy định. Bên cạnh đó, kỹ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp may Việt Nam còn yếu, kỹ năng này chính là sự hiểu biết đối với tất cả các loại vải và sợi, trong đó gồm có cả đặc điểm của chúng và cách sử dụng, địa điểm nhà máy và kỹ năng thương thuyết. Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đòi hỏi các nhà sản xuất phải có đủ nguồn tài chính và có khả năng đương đầu với những rủi ro liên quan đến sự không tương thích của nguồn nguyên liệu được mua dẫn đến vỡ hợp đồng. Đặc biệt, các doanh nghiệp may Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề lớn nhất là thiếu năng lực thiết kế và marketing cần thiết đối với FOB, đồng thời hoạt động lựa chọn nguồn nguyên liệu là một hoạt động đầy lợi nhuận của các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Vì vậy, hiện nay các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam chủ yếu đang thực hiện kinh doanh theo hình thức CMT cho các hàng dệt may cấp thấp. Ở thị trường Mỹ, giá CIF cho các sản phẩm dệt may nhập

- 59 -

khẩu từ Việt Nam là ở mức thấp nhất. Một số nguyên nhân lý giải cho việc này là kỹ năng thiết kế và thời gian sản xuất ở Việt Nam kéo dài. Chỉ có những sản phẩm dệt may cơ bản, không nhạy cảm về mặt thời trang thì mới được mua từ Việt Nam với mức giá thấp.

Trong công đoạn sản xuất sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp may, thời gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác động lớn đến quyết định của khách hàng quốc tế. Do nhu cầu thời trang ở các nước phát triển, thậm chí ở các nước đang phát triển, thường thay đổi rất nhanh và theo mỗi mùa nên việc rút ngắn thời gian sản xuất không chỉ giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam, mà còn đáp ứng được nhu cầu thời trang đang thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, theo VITAS, thời gian sản xuất của ngành may mặc Việt Nam dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ và ngắn hơn so với Bangladesh, Campuchia. Những nhân tố chính dẫn tới thời gian sản xuất kéo dài là: ngành dệt may nước ta phải nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào, thủ tục hải quan. Những nhân tố này đã gây ra bất lợi lớn cho quá trình sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Thực tế hiện nay, hoạt động trong khu vực hạ nguồn của dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho khách hàng theo hình thức CMT có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp. Các doanh nghiệp gia công cho các thương hiệu nổi tiếng và hầu như không có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam không có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phân phối các sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới. Sự xuất khẩu dệt may bằng con đường gia công làm các doanh nghiệp Việt Nam không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên không có khả năng dự đoán nắm bắt nhu cầu để chuẩn bị kế hoạch sản xuất, dẫn đến bị động khi có sự thay đổi nhu cầu, làm các doanh nghiệp Việt Nam bị phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác đặt hàng gia công. Khi lợi thế về chi phí gia công không còn thì các doanh

- 60 -

nghiệp Việt Nam khó có thể tự xuất khẩu vào thị trường này. Vì khi gia công cho nước ngoài hàng hóa đó không được gán nhãn mác của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà chúng mang nhãn mác của các nhà phân phối. Do hình thức gia công xuất khẩu các doanh nghiệp chỉ thực hiện duy nhất công đoạn sản xuất còn lại các công đoạn khác là hoàn toàn do đối tác đặt gia công chịu trách nhiệm. Cho nên hình thức gia công này là tương đối an toàn và phù hợp với các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ và lượng vốn còn hạn hẹp vì nó tránh được rủi ro trong quá trình nghiên cứu thiết kế sản phẩm cũng như quá trình phân phối sản phẩm. Tuy nhiên cùng với việc tránh được các rủi ro thì giá trị xuất khẩu mang lại cũng thấp.

Đứng trên giác độ các chuyên gia kinh tế cho thấy mặc dù giá trị gia tăng không cao nhưng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh hơn bởi các “cường quốc may mặc”, họ cạnh tranh nhau khốc liệt ở giai đoạn thiết kế và phát triển phụ trợ mà tạo ra nhiều thị trường ngách cho các nước trong đó có Việt Nam. Với việc hội nhập sâu rộng của nước ta đã tạo cho ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để phát triển và khai thác triệt để các lợi thế trong khâu này. Trong ngắn hạn, quan điểm này cố gắng phản ánh đúng thực tiễn nhưng nó sẽ không phù hợp, thậm chí sẽ có định hướng sai lệch cho phát triển ngành dệt may Việt Nam trong tầm nhìn dài hơn. Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghệ không phải là đòi hỏi có tính sống còn đối với các doanh nghiệp dệt may. Theo đó, các doanh nghiệp không quá khó khăn trong quá trình tiếp cận các yếu tố đầu vào, điển hình là nguồn nhân lực, và với bề dày kinh nghiệm, ngành dệt may Việt Nam cần phải phát triển các khâu chủ chốt mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)