Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam 3 9-

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 49)

Ngành dệt may Việt Nam có bề dày lịch sử phát triển, đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện rõ nét ở hai điểm nổi bật là tạo việc làm cho hơn 2,2 triệu lao động trong số khoảng 6 triệu lao động công nghiệp và định vị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bản đồ thương mại quốc tế. Khi Việt Nam tham gia trên một sân chơi rộng khắp toàn cầu, ngành dệt may đã tận dụng những cơ hội và phần nào đã

- 40 -

chuyển những thách thức thành những kết quả đáng ghi nhận của ngành. Cụ thể ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản...

Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nên hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Những thành công của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế đã đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong toàn ngành dệt may, may mặc là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có lợi thế cạnh tranh lớn trên trường quốc tế. Sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ. Đến thời điểm hiện nay dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là một ngành thu hút lượng lao động lớn, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năng lực sản xuất của ngành dệt may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp tăng gấp 5-6 lần so với 10 năm trước. Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.

- 41 -

Mặc dù trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng vẫn đang là vấn đề lớn đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam. Công nghệ nhuộm và may các sản phẩm cao cấp chậm được cải tiến, chủ yếu là công nghệ trung bình. Giải quyết được việc làm cho hơn 2,2 triệu lao động nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề cao, có kỹ năng kỹ xảo là rất thấp. Công nghệ phụ trợ ngành dệt may chưa phát triển, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong nhiều năm. Năm 2010 tỷ lệ nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu vẫn chiếm con số cao với 7,36 tỷ USD; trong đó bông chiếm 417 triệu USD, sợi 723 triệu USD, vải 4,1 tỷ USD, phụ liệu tính chung cho cả dệt may & da giày: 2,19 tỷ USD, chất dẻo làm nguyên liệu xơ, sợi tổng hợp 2,2 tỷ USD. Và tập trung ở các thị trường Trung Quốc với 2,09 tỷ USD, Đài Loan 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc 1,44 tỷ USD, Nhật Bản 466 triệu USD [16]. Con số này cho thấy ngành dệt may của nước ta đang phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu của nước ngoài, trong khi đó nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% và tập trung vào một số sản phẩm như bông đã đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp đáp ứng khoảng 60%; sợi 70%; vải 50%; phụ liệu 70%… Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành dệt may thấp; giá trị gia tăng (VA) thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) có xu hướng giảm, tỷ suất lợi nhuận có được từ khoảng 5% đến 10%, chủ yếu tập trung vào khâu gia công. Phân bố không gian chưa thực sự hợp lý cũng đang là sức ép lớn cho xã hội và môi trường.

Gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi và cơ hội; chủ động hơn trong quá trình phát triển thị trường nước ngoài, đặc biệt là giảm áp lực từ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài, giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm thông qua công cụ giá cả. Tuy nhiên, ngành sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi mà chúng ta vẫn là

- 42 -

“công xưởng” của thế giới. Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may, Việt Nam chỉ mới tham gia chủ yếu vào khâu gia công sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng rất thấp. Do đó, việc thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu này là hết sức cần thiết để ngành dệt may phát huy hơn nữa vai trò trong nền kinh tế.

Gia nhập WTO có tác động tích cực đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, vị thế pháp lý được bình đẳng hơn trong kinh doanh quốc tế. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tăng lên, đặc biệt là hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã được bãi bỏ, tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút thêm nhiều đơn hàng dệt may.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2008. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,120 tỷ USD. Năm 2009, do sức mua giảm mạnh trên thị trường quốc tế, hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho Việt Nam không đạt được mức kế hoạch đề ra trong xuất khẩu dệt may mà chỉ đạt được 96% kế hoạch với giá trị thực tế là 9,066 tỷ USD [15]. Hàng dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và đã có mặt ở hầu hết những thị trường lớn như thị trường Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, các nước Đông Âu, Trung Đông… Sự đón nhận của các thị trường này chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam bước đầu đã có khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong thời gian qua được thể hiện qua hình 2.1.

- 43 - 11200 9066 9120 5834 7750 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Triệu USD

Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2011)

Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng.

Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), dệt may đang chiếm đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu của ngành đã vượt qua dầu khí và khẳng định vị thế quán quân trong nhiều năm trở lại đây. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho thấy, năm 2009, xuất khẩu đạt gần 9,1 tỷ USD (so với năm 1995 mới đạt 850 triệu USD, tăng 10,7 lần), năm 2010 đạt 11,2 tỷ USD và trong năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới rất khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 13,8 tỷ USD tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu xuất khẩu của cả nước. Ðặc biệt năm 2011, ngành xuất siêu khoảng 6,5 - 6,8 tỷ USD, tăng thêm 1,5 - 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm giảm tỷ lệ nhập siêu của cả nước. Hàng dệt may, thêu đan, may mặc của

- 44 -

Việt Nam hiện đứng thứ 5 của thế giới và phấn đấu tiến lên hàng top 3 trong những năm tới. Trong năm 2011, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thu về gần 7 tỷ đô la, bán sang EU thu hơn 2 tỷ đô la và xuất qua Nhật Bản chiếm một tỷ rưỡi đô la, kim ngạch trên một tỷ đô la còn lại là tại các thị trường khác khắp các châu lục [16]. Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006 - 2010 được thể hiện qua hình 2.2. 3045 1253 628 4465 1499 705 5106 1704 920 4995 1651 954 6000 1800 1200 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Triệu USD 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Hoa Kỳ EU Nhật Bản

Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 - 2010

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)

Dữ liệu ở hình trên cho thấy kể từ năm 2006 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường chính của Việt Nam tăng đều qua các năm. Trong các khách hàng quốc tế, Mỹ là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Theo số liệu thống kê hải quan trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Vì vậy, xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

- 45 -

Cùng với thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản cũng là những thị trường ổn định của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2011, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may từ Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 6,88 tỷ USD và 12,5%; 2,57 tỷ USD và 33,6%; 1,69 tỷ USD và 46,4%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 11,15 tỷ USD, chiếm tới 79,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2011 [16]. Số liệu cụ thể về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính trong năm 2011 được minh họa trong hình 2.3

50.0% 18.6% 12.2% 19.2% Mỹ EU Nhật Bản Khác

Hình 2.3- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước năm 2011

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011)

Tuy nhiên, trong ba thị trường dẫn đầu này, Mỹ vẫn là thị trường mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình đạt 19%/năm trong giai đoạn 2006-2010, thị trường EU và Nhật Bản có tốc độ tăng bình quân lần lượt là 16,1% và 10,7% [16]

Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ không phải dễ dàng. Bởi vì, mặc dù số lượng một hợp đồng cho thị trường Mỹ thường rất lớn, nhưng phải giao đúng hạn, đúng tiêu chuẩn. Bên

- 46 -

cạnh đó, ngoài các tiêu chuẩn về chất lượng, khách hàng Mỹ còn rất khắt khe với các tiêu chuẩn về lao động. Tiêu chuẩn lao động ở đây là mức lương được trả, điều kiện môi trường làm việc của công nhân - nơi sản xuất ra hàng xuất khẩu. Tăng ca, lương thấp, môi trường lao động cực nhọc đều được coi là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Điểm yếu nhất của các doanh nghiệp dệt may hiện nay là chưa thể nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhất, những quy chế, thể lệ, quy định mới nhất tại thị trường Mỹ.

Ngoài thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu còn gặp những khó khăn khi thâm nhập được vào thị trường EU. Trước tiên là do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hóa vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường EU có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường mà cụ thể là “vướng” về quy định sử dụng hóa chất đã có hiệu lực từ năm 2009. Ngoài ra, cũng phải kể đến việc EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh đối với mặt hàng nào vào EU cũng có thể đưa đến hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá.

Không giống như thị trường Mỹ và Châu Âu luôn có những đơn đặt hàng số lượng lớn, Nhật Bản là một trong những thị trường tiên tiến, luôn đòi hỏi sự tinh xảo trong hàng may mặc nên các đơn đặt hàng rất nhỏ với nhu cầu kiểu dáng và màu sắc khác nhau bởi phụ nữ Nhật Bản yêu thích sự độc đáo, khác biệt. Đặc biệt, thị trường may mặc Nhật Bản thay đổi theo mùa rất mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu rất phức tạp, đơn

- 47 -

đặt hàng nhỏ với các sản phẩm thời trang theo mùa, số lượng thường chỉ từ 500 -1.000 sản phẩm/kiểu dáng, màu sắc, nhiều nhất cũng chỉ lên tới khoảng 10.000 sản phẩm/kiểu dáng, màu sắc.

Ngoài ba thị trường chính nêu trên, hàng dệt may Việt Nam còn có mặt tại các thị trường như Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hồng Kông, Italia… với thị phần khoảng 20%. Đáng lưu ý là một số thị trường xuất khẩu dệt may mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Canada cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tham gia vào sân chơi WTO đã tạo ra những tác động tích cực cho dệt may Việt Nam và rõ nét nhất là tăng trưởng xuất khẩu và tăng thị phần xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Trong 3 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 3.31 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2011. Xét về thị phần, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó thị truờng nhập khẩu Hoa Kỳ đứng đầu với kim ngạch khoảng 6,872 tỷ USD trong năm 2011, tăng trưởng hơn 12% so với năm 2010, tiếp theo là EU đạt 2,5 tỷ USD, tăng 33% và tại thị trường Nhật Bản là 1,68 tỷ USD, tăng 45% [16]. Thực tế cho thấy, gia nhập WTO và ký kết các FTA, cùng với các ngành kinh tế khác, dệt may có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ đựơc tốt hơn,…

Đáng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Canada, Trung Đông và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường chính. Đơn cử như xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đã tăng gấp đôi, đạt kim ngạch 904 triệu USD trong năm 2011.

- 48 -

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 49)