Nguyên vật liệu kém chất lượng, phải nhập khẩu nhiều

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 77)

48 -

2.3.2.2. Nguyên vật liệu kém chất lượng, phải nhập khẩu nhiều

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong năm 2011 trị giá nhập khẩu vải là 6,73 tỷ USD, tăng 25,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 2,95 tỷ USD, tăng 12,5%; xơ sợi dệt là 1,53 tỷ USD, tăng 30,4% và bông là hơn 1 tỷ USD, tăng 56,1%.

Trong năm 2011, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 7,88 tỷ USD, tăng 26,3% và các doanh nghiệp trong nước là 4,39 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2010.

Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm 2011 là: Trung Quốc: 3,96 tỷ USD, tăng 26,4%; Hàn Quốc: 2,11 tỷ USD, tăng 22%; Đài Loan: 2 tỷ USD, tăng 16,6%; Nhật Bản: 737 triệu USD, tăng 43,4%; Hoa Kỳ: 733 triệu USD, tăng 70,9%; Hồng Kông: 594 triệu USD, tăng 10,3%; … so với năm 2010 [16].

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu.

- 68 -

Còn sản xuất theo dạng FOB, lợi nhuận cao hơn, nhưng bù lại phải chịu khó tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu.

Ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này cũng không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa chưa đáp ứng được, phải nhập từ nước ngoài. Việt Nam hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp.

Tất cả các nước đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, kể cả Trung Quốc vì nhu cầu trên thế giới rất đa dạng, không thể cùng lúc đáp ứng hết được. Vấn đề là tập trung nội lực phát triển sâu, mạnh, có định hướng vào loại nguyên liệu nhất định nào đó để nó trở thành nguồn cung cấp chính cho thị trường thế giới.

Nguyên nhân khiến Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là do sản lượng lẫn diện tích trồng bông trong nước còn quá thấp. Trong khi đó, có một số nguyên phụ liệu khác mà trong nước đã sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập khẩu tới 5%, hơn thế lại có chất lượng không ổn định.

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt lớn tại Việt Nam chủ yếu cung cấp được vải sơ mi, ka ki, dệt thun. Vải thời trang sản xuất trong nước rất hiếm. Nguyên phụ liệu trong nước chủ yếu là nút, chỉ, dây kéo, vải lót, bao bì.

Trong chuỗi sản xuất liên hoàn từ sản xuất bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải, không chỉ thiếu trầm trọng nguyên liệu bông, xơ đầu vào mà ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế trong khâu nhuộm và hoàn tất vải.

- 69 -

Diện tích, năng suất sản xuất bông, xơ tại Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu bông, xơ cho ngành dệt sợi.

Việc còn yếu khâu nhuộm, hoàn tất vải cũng làm ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp thời trang. Vì đây là công đoạn quyết định chất lượng, mẫu mã của vải để có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài. Nếu có được nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ sẽ giúp các nhà thiết kế chủ động tìm nguyên liệu cho thiết kế.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 77)