Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ nhưng trình độ chưa cao đặc biệt

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 79)

48 -

2.3.2.3. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ nhưng trình độ chưa cao đặc biệt

thiếu các nhà thiết kế chuyên nghiệp

Dệt may hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao động chủ yếu là đã tốt nghiệp PTTH, PTCS. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. Lao động dệt may Việt Nam có đôi bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng do chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ còn rất hạn chế. Hơn nữa, do điều kiện làm việc chuyên môn hóa cao nên cường độ làm việc căng thẳng. Trong khi đó, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm là rất ít do phần lớn là làm gia công thế nên lương của công nhân ngành may lại rơi vào nhóm có thu nhập thấp. Tình trạng này dẫn đến thiếu công nhân cục bộ tại các thành phố lớn. Các doanh nghiệp liên tục phải tuyển lao động, chủ yếu là lao động phổ thông rồi đào tạo nhưng có khi số lao động ra đi còn nhiều hơn số lao động tuyển vào. Nhiều cuộc đình công tự phát xảy ra tại các thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

- 70 -

Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kỹ thuật; thiếu các nhà thiết kế mẫu thời trang chuyên nghiệp nên khả năng gắn kết thời trang với sản xuất, đạt trình độ quốc tế còn kém. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp dệt may đều có trình độ đại học, cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cách công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít. Cán bộ kỹ thuật chủ yếu trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi về chuyên môn của sản phẩm cụ thể còn như việc thiết kế mẫu, kiểu dáng sản phẩm còn rất kém. Vì thế, sản phẩm làm ra không cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài.

Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư có bằng cấp, công nhân kỹ thuật và các nhà quản lý - những người có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại, đặc biệt là nếu như họ được đào tạo từ các quốc gia nổi tiếng về thời trang, công nghệ. Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Định hướng phát triển của ngành là theo hướng thời trang - công nghệ - thương hiệu. Với hướng đi như vậy nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao, nguồn nhân lực cần phải là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồn nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)