Mạnh dạn đầu tư cho khâu thiết kế sản phẩm

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 89)

48 -

3.2.1.Mạnh dạn đầu tư cho khâu thiết kế sản phẩm

Như trên đã nêu, trong thời gian qua, ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu phát triển dựa trên phương thức gia công xuất khẩu, đóng vai trò là người đi làm thuê cho các hãng khu vực và các nhà môi giới trong thị trường này. Có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới, không thể phát triển theo cách dựa vào nguồn lao động giá rẻ, tay nghề khéo léo mà phải chuyển sang giai đoạn khai thác phần giá trị tăng thêm trong sản phẩm. Một trong những cách khai thác tốt nhất giá trị tăng thêm của sản phẩm là phải tự thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tổ chức bán hàng và các dịch vụ về thời trang, từ đó biến ngành dệt may thành một ngành công nghiệp thời trang đúng nghĩa.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả và tránh rủi ro do bị phụ thuộc vào các đơn hàng của đối tác nước ngoài, chủ động trong việc thiết kế sản phẩm xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam cần phân khúc thị trường xuất khẩu để xác định đúng “mắt xích” trong chuỗi giá trị để đầu tư cho khâu thiết kế. Đối với các thị trường “dễ tính” như Hàn Quốc, Angola, New Zealand, Ấn Độ, Nga…ngành dệt may cần mạnh dạn đầu tư cho khâu thiết kế thời trang. Với

- 80 -

tiềm năng về nhân lực, ngành dệt may hoàn toàn có thể tự thiết kế sản phẩm chứ không sản xuất theo yêu cầu thiết kế của nước ngoài như trong các đơn hàng gia công với các khách hàng lớn như Mỹ, Nhật, EU. Làm được điều này, ngành dệt may Việt Nam sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức ODM, đồng thời tăng sử dụng các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước...từ đó, giá trị gia tăng trong khâu thiết kế sẽ được nâng lên. Để phát triển công tác thiết kế, cần thực hiện các biện pháp cụ thể như thực hiện chính sách thu hút các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp hoặc những nhà thiết kế tài năng vào làm việc với chế độ ưu đãi, tăng cường đào tạo nâng cao tay nghề cho các nhà thiết kế hiện có…

Tuy nhiên, đối với các khách hàng khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, ngành dệt may lại phải cẩn trọng trong việc đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 89)